Bất ngờ công dụng cây đu đủ

Đu đủ từ lâu đã được sử dụng như một loại cây dược liệu ở Việt Nam. Tuy nhiên, đây lại không phải loài cây có nguồn gốc ở khu vực châu Á. Đu đủ là loại cây có xuất xứ từ vùng nhiệt đới châu Mỹ, tên khoa học là Carica papaya L, thuộc họ đu đủ. Cây có nhiều tên gọi khác: phiên mộc, cà lào, mắc hung, phan qua thụ… Quả, hoa, lá, hạt, rễ, nhựa cây đu đủ đều có những tác dụng dinh dưỡng và chữa bệnh.

Thành phần hóa học và công dụng

Mỗi bộ phận của cây đu đủ đều có những thành phần chung và những thành phần riêng. Dựa theo những thành phần này các bộ phận của cây có những công dụng chữa bệnh khác nhau.

Tùy thuộc vào từng bộ phận của cây có cách sử dụng riêng để tránh gặp phải tác dụng phụ không cần thiết. Đu đủ chín có vị ngọt thanh, mềm, mùi thơm nhẹ. Trong đu đủ chín, có khoảng 90% nước, 13% đường. Ngoài ra, còn có các loại vitamin C, canxi, magie, beta caroten, photpho, sắt, carotenoit, protit, chất béo, xenlulôzơ, thiamin, riboflavin…

Trong đu đủ xanh, ngoài các chất có trên còn có 4% nhựa mủ latex. Loại nhựa có màu trắng đục này là các men tiêu hóa chất đạm (hỗn hợp các proteaza). Thành phần chủ yếu của loại nhựa này là papain. Một cây đu đủ cho khoảng 100g nhựa mủ/năm.

Để lấy nhựa mủ, phải lấy khi quả còn non. Bởi khi chín, nhựa mủ chuyển hóa thành nhựa resine có đặc trưng màu vàng đỏ. Nhựa, mủ đu đủ có chứa men papain, men phân hủy, axit malic, tyronin, lexin, chất béo. Men papain có khả năng tiêu hóa protit và thịt để giải phóng axit amin, rất tốt cho tiêu hóa. Đây là chất thường được sử dụng trong ngành mỹ phẩm.

Đắp mặt nạ đu đủ chín làm đẹp da.

Đắp mặt nạ đu đủ chín làm đẹp da.

Trong hạt, rễ và lá đu đủ có thành phần cacpain và cacpozit... Cacpain cũng có nhiều tác dụng giống thuốc trợ tim digitalin. Hạt rễ và lá đu đủ cũng là những loại dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh. Tuy nhiên, trong hạt, rễ và lá đu đủ có một số thành phần dễ gây trúng độc nên phải thận trọng khi sử dụng.

Quả là bộ phận được sử dụng nhiều nhất trong các bộ phận của cây đu đủ. Đu đủ dù ăn trực tiếp hay chế biến thành các món đều rất ngon. Không những thế, quả đu đủ còn có nhiều tác dụng chữa bệnh không ngờ. Ngoài việc bổ mắt và tốt cho hệ tim mạch, đu đủ chín còn có nhiều tác dụng cho công cuộc làm đẹp của phái nữ: giảm cân, làm đẹp da, trị nám và làm tăng kích cỡ vòng một.

Ăn quả đu đủ rất tốt cho sức khỏe. Đu đủ không chỉ có tác dụng tẩm bổ cho nhiều bộ phận trên cơ thể: mắt, tim mạch… từ đó phòng những bệnh liên quan đến những bộ phận này và chữa một số bệnh thiếu sữa ở sản phụ, tiêu hóa không tốt, nhiễm trùng hay nứt gót chân…

Quả đu đủ phòng ngừa bệnh tim mạch rất tốt. Trong quả đu đủ có nhiều chất ngăn ngừa quá trình oxy hóa cholesterol, hạn chế tạo ra các mảng bám gây tắc nghẽn mạch máu. Đồng thời, kiềm chế sự tạo thành cholesterol xấu (LDL). Các chất xơ trong quả đu đủ có thể làm giảm mỡ máu. Axit folic chuyển hóa homocysteine thành các axit amino cần thiết. Nhờ đó, đu đủ có khả năng tăng cường sức khỏe tim mạch rất hiệu quả.

Đu đủ là một trong những loại rau quả chứa rất nhiều vitamin A - loại vitamin rất tốt cho mắt. Do đó, đu đủ là thực phẩm rất cần thiết cho những người thường xuyên đọc sách, sử dụng máy tính và cả người già. Ở Ấn Độ, chiết xuất vitamin A từ quả cà lào được dùng để sản xuất thuốc chống quáng gà ở trẻ em.

Đu đủ chín không chỉ thơm ngon còn rất tốt cho hệ tiêu hóa. Enzyme Papain trong mắc hung hỗ trợ và bảo vệ cho hệ tiêu hóa của con người. Chất xơ trong mắc hung cuốn đi các độc tố gây bệnh trong ruột già. Đồng thời ngăn ngừa ung thư kết tràng, bảo đảm hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh. Ngoài ra, các dưỡng chất khác trong đu đủ như: folate, beta-carotene, vitamin C, vitamin E giúp hạn chế nguy cơ ung thư ruột kết. Do đó, ăn đu đủ đều đặn, đúng cách làm hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.

Tác dụng hữu ích

Các vết thương hở gây sưng phồng, đau rát và có thể nhiễm trùng. Trong trường hợp không thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh, có thể đắp nước ép của trái đu đủ xanh lên vùng da bị thương tổn để tránh nhiễm trùng và mưng mủ. Papain và chymopapain có trong quả này làm giảm quá trình viêm nhiễm và làm lành các vết thương. Bên cạnh đó, vitamin A, C, E và beta carotene giúp hệ miễn dịch làm việc hiệu quả hơn. Từ đó, tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa cảm cúm, viêm họng…

Sự kết hợp giữa đu đủ xanh và móng heo rất tốt cho sản phụ nuôi con bằng sữa mẹ. Đây là bài thuốc dân gian lâu đời, được các chuyên gia đánh giá cao. Ngoài ra, loại quả này còn giúp hỗ trợ điều trị tình trạng loãng sữa, giúp sữa mẹ tươi mát, nhiều dưỡng chất hơn. Đu đủ xanh có nhiều chất có thể điều trị nứt và giữ ẩm cho vùng gót chân.

Nghiền nhuyễn thịt quả đắp lên gót chân đang nứt nẻ 10-15 lần hàng ngày, gót chân sẽ trở nên mềm mại, không nứt nẻ nữa. Tuy nhiên, nhựa của quả xanh có tính ăn da mạnh nên cách này chỉ có thể áp dụng cho những vùng da dày, thô. Không nên áp dụng cho vùng da mỏng khác.

Enzyme trong đu đủ có thể kích thích cơ thể tiết ra nội tiết tố nữ Estrogen. Do đó làm tăng số đo vòng 1 nhanh chóng. Không những thế, vitamin có trong cà lào khiến cho vòng 1 trở nên mềm mại, đàn hồi. Đồng thời, làm trẻ khuôn ngực, ngăn chặn tình trạng ngực chảy xệ. Cả đu đủ chín và xanh đều có loại enzyme này. Tuy nhiên nó có nhiều hơn ở đu đủ xanh. Ăn trực tiếp, say thành sinh tố hoặc đắp ngoài da đều có tác dụng rất tốt.

Đu đủ chín tuy ngọt nhưng lại chứa rất ít năng lượng. 100g đu đủ chỉ có 32kcal. Do đó, đu đủ chín có tác dụng giảm cân hiệu quả. Ăn đu đủ chín sẽ làm giảm sự thèm cơm và những chất nhiều calo khác. Ăn đu đủ chín trước bữa ăn, giảm lượng đồ ăn trong bữa chính là cách giảm cân được áp dụng rất rộng rãi. Tuy nhiên, khi giảm cân bằng đu đủ chín, chỉ ăn một lượng đu đủ vừa phải trước bữa ăn. Không sử dụng đu đủ thay thế hoàn toàn cho bữa chính. Ăn nhiều đu đủ khi đói không tốt cho dạ dày, có thể gây tiêu chảy, co rút chân tay.

Đu đủ là loại quả có nguồn dinh dưỡng phong phú hơn so với nhiều loại quả khác. Enzyme papain trong đu đủ chín có khả năng phân hủy bã nhờn và tế bào chết. Xay nhuyễn thịt quả này khi chín đắp lên mặt trong 15 phút là một phương pháp tẩy tế bào chết tự nhiên hiệu quả. Các tế bào già cỗi bên ngoài cùng của da sẽ biến mất nhanh chóng.

Ngoài ra, cũng có thể kết hợp đu đủ chín với một số nguyên liệu khác để hiệu quả được đầy đủ hơn. Mặt nạ đu đủ chín làm trắng da: kết hợp đu đủ chín với chuối và dưa chuột, nghiền nhuyễn và đắp lên mặt trong 15 phút. Mặt nạ đu đủ chín cho làn da căng mịn: kết hợp đu đủ chín với mật ong và nước cốt chanh, nghiền nhuyễn và đắp lên mặt trong thời gian 15-20 phút. Thực hiện đều 2 lần/tuần, da sẽ trở nên căng mịn, sáng bóng mà không cần sử dụng các loại mỹ phẩm đắt tiền.

(còn tiếp)

Hoàng Ngân

Nguồn SGĐT: http://saigondautu.com.vn/van-hoa-doi-song/bat-ngo-cong-dung-cay-du-du-66027.html