Bất ngờ khi biết tác dụng thực sự của những đinh tán trên quần bò

Từ lúc nào không biết những ốc vít nhỏ đã hiện diện trên những chiếc quần bò như một điều hiển nhiên. Tuy nhiên, ít ai biết được rằng những ốc vít tưởng như 'vô dụng' nhưng lại có ý nghĩa rất quan trọng.

Những ốc vít này được gọi là “đinh tán”, được đặt ở nhiều vị trí khác nhau trên quần bò nhưng hầu hết đều được đặt ở những túi quần có nhiều va chạm hoặc chuyển động nhiều. Nhờ đó chúng giúp gia cố lại túi quần để những chiếc quần bò chắc chắn hơn.

Những ốc vít này được gọi là “đinh tán”, được đặt ở nhiều vị trí khác nhau trên quần bò nhưng hầu hết đều được đặt ở những túi quần có nhiều va chạm hoặc chuyển động nhiều. Nhờ đó chúng giúp gia cố lại túi quần để những chiếc quần bò chắc chắn hơn.

Vào những năm 1870, những người công nhân mặc quần bò khi làm việc nhưng công việc tay chân nặng nhọc đã khiến quần của họ nhanh chóng bị rách nát. Vì lý do này, người vợ của một công nhân đã tới gặp Jacob Davis, một người thợ may ở thành phố San Francisco, miền Tây hoang dã của nước Mỹ và đề nghị ông này tạo ra một chiếc quần bò mà không bị rách quá dễ dàng khi bị chà sát nhiều.

Vào những năm 1870, những người công nhân mặc quần bò khi làm việc nhưng công việc tay chân nặng nhọc đã khiến quần của họ nhanh chóng bị rách nát. Vì lý do này, người vợ của một công nhân đã tới gặp Jacob Davis, một người thợ may ở thành phố San Francisco, miền Tây hoang dã của nước Mỹ và đề nghị ông này tạo ra một chiếc quần bò mà không bị rách quá dễ dàng khi bị chà sát nhiều.

Davis ngay lập tức nảy ra ý định sẽ đặt những chiếc đinh tán lên những những bộ phận cọ sát nhiều nhất, như túi cạnh bên và túi sau.

Davis ngay lập tức nảy ra ý định sẽ đặt những chiếc đinh tán lên những những bộ phận cọ sát nhiều nhất, như túi cạnh bên và túi sau.

Những chiếc quần được gắn đinh tán đầu tiên nhanh chóng được chuyển tới tay các công nhân. Tuy nhiên, ông Davis cần có một đối tác để kinh doanh nên đã liên lạc với Levi Strauss, là “cụ tổ” của những chiếc quần jean hiệu Levis nổi tiếng hiện nay, để giúp ông tạo ra những chiếc quần bò gia cố bằng đinh tán.

Những chiếc quần được gắn đinh tán đầu tiên nhanh chóng được chuyển tới tay các công nhân. Tuy nhiên, ông Davis cần có một đối tác để kinh doanh nên đã liên lạc với Levi Strauss, là “cụ tổ” của những chiếc quần jean hiệu Levis nổi tiếng hiện nay, để giúp ông tạo ra những chiếc quần bò gia cố bằng đinh tán.

Hai người đàn ông này đã nhận được bằng sáng chế đặc biệt vào năm 1873, và cũng từ lúc đó những chiếc quần bò gắn đinh tán đã mang lại thành công vang dội cho họ.

Hai người đàn ông này đã nhận được bằng sáng chế đặc biệt vào năm 1873, và cũng từ lúc đó những chiếc quần bò gắn đinh tán đã mang lại thành công vang dội cho họ.

Mặc dù quần bò đã tồn tại từ nhiều năm trước đó nhưng với việc khai sinh ra loại quần jean có đinh tán đã giúp họ thống trị cả nước Mỹ cũng như trên toàn thế giới, và ngày nay chúng ta gọi chúng là quần “jeans”.

Mặc dù quần bò đã tồn tại từ nhiều năm trước đó nhưng với việc khai sinh ra loại quần jean có đinh tán đã giúp họ thống trị cả nước Mỹ cũng như trên toàn thế giới, và ngày nay chúng ta gọi chúng là quần “jeans”.

Trong tất cả các quần jeans đều có thêm một chiếc túi nhỏ được lồng vào bên trong chiếc túi chính phía trước của người mặc. Chiếc túi nhỏ “bất thường” này được xem như là chuẩn mực trên quần jeans, bất kể dành cho giới tính nào. Trong tất cả các quần jeans đều có 2 túi sau, 2 túi trước, và một chiếc túi nhỏ hình chữ nhật khá kỳ cục được gắn vào một trong hai chiếc túi trước.

Trong tất cả các quần jeans đều có thêm một chiếc túi nhỏ được lồng vào bên trong chiếc túi chính phía trước của người mặc. Chiếc túi nhỏ “bất thường” này được xem như là chuẩn mực trên quần jeans, bất kể dành cho giới tính nào. Trong tất cả các quần jeans đều có 2 túi sau, 2 túi trước, và một chiếc túi nhỏ hình chữ nhật khá kỳ cục được gắn vào một trong hai chiếc túi trước.

Nhà thiết kế Levi Strauss, tiết lộ đây là “chiếc túi đồng hồ”, kích cỡ của nó chứa đủ một chiếc đồng hồ quả quýt. Levis cho rằng nhà thiết kế của ông đã tạo ra chiếc túi này để chăm sóc theo nhu cầu đựng đồng hồ của những người chăn bò ở miền Tây nước Mỹ (cowboy). Thời đó chưa có đồng hồ đeo tay như ngày nay mà chỉ là chiếc đồng hồ quả quýt cầm tay và sau đó phải cất vào đâu đó.

Nhà thiết kế Levi Strauss, tiết lộ đây là “chiếc túi đồng hồ”, kích cỡ của nó chứa đủ một chiếc đồng hồ quả quýt. Levis cho rằng nhà thiết kế của ông đã tạo ra chiếc túi này để chăm sóc theo nhu cầu đựng đồng hồ của những người chăn bò ở miền Tây nước Mỹ (cowboy). Thời đó chưa có đồng hồ đeo tay như ngày nay mà chỉ là chiếc đồng hồ quả quýt cầm tay và sau đó phải cất vào đâu đó.

Chiếc quần jeans đầu tiên ra đời năm 1890 và được xem là thủy tổ của các quần jeans hiện nay. Với mục đích trên, quần jeans ngay từ thời đầu tiên đã luôn có một phong cách riêng với một chiếc túi nhỏ đính bên trong chiếc túi phía trước.

Chiếc quần jeans đầu tiên ra đời năm 1890 và được xem là thủy tổ của các quần jeans hiện nay. Với mục đích trên, quần jeans ngay từ thời đầu tiên đã luôn có một phong cách riêng với một chiếc túi nhỏ đính bên trong chiếc túi phía trước.

Hải Nam

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/bat-ngo-khi-biet-tac-dung-thuc-su-cua-nhung-dinh-tan-tren-quan-bo-1406131.html