Bất ngờ mặt trăng của sao Hỏa lần đầu lộ nguyên hình

Lần đầu tiên tàu quỹ đạo Hope của UAE chụp được ảnh cận cảnh mặt trăng của sao Hỏa. Đó là mặt trăng Deimos - một trong hai mặt trăng của sao Hỏa.

Tàu quỹ đạo Hope của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đã thực hiện chuyến bay quan sát mặt trăng Deimos của sao Hỏa vào ngày 10/3. Theo đó, lần đầu tiên tàu quỹ đạo Hope chụp được ảnh cận cảnh mặt trăng Deimos.

Tàu quỹ đạo Hope của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đã thực hiện chuyến bay quan sát mặt trăng Deimos của sao Hỏa vào ngày 10/3. Theo đó, lần đầu tiên tàu quỹ đạo Hope chụp được ảnh cận cảnh mặt trăng Deimos.

Hình ảnh do tàu quỹ đạo Hope chụp được cho thấy mặt trăng Deimos cấu tạo từ những vật liệu giống như sao Hỏa. Điều này cho thấy mặt trăng Deimos được hình thành cùng thời điểm với hành tinh đỏ.

Hình ảnh do tàu quỹ đạo Hope chụp được cho thấy mặt trăng Deimos cấu tạo từ những vật liệu giống như sao Hỏa. Điều này cho thấy mặt trăng Deimos được hình thành cùng thời điểm với hành tinh đỏ.

Các nhà nghiên cứu suy đoán mặt trăng Deimos có thể là một mảnh của sao Hỏa bị vỡ ra trong một vụ va chạm cổ xưa. Để chứng minh điều này, giới khoa học sẽ cần thêm thời gian để tìm được những bằng chứng cụ thể.

Các nhà nghiên cứu suy đoán mặt trăng Deimos có thể là một mảnh của sao Hỏa bị vỡ ra trong một vụ va chạm cổ xưa. Để chứng minh điều này, giới khoa học sẽ cần thêm thời gian để tìm được những bằng chứng cụ thể.

Phát hiện mới được các chuyên gia trình bày tại cuộc họp của Liên minh Khoa học Địa chất châu Âu (EGU) diễn ra tại Vienna, Áo từ ngày 23 - 28/4.

Phát hiện mới được các chuyên gia trình bày tại cuộc họp của Liên minh Khoa học Địa chất châu Âu (EGU) diễn ra tại Vienna, Áo từ ngày 23 - 28/4.

Những quan sát mới của tàu quỹ đạo Hope cho thấy góc nhìn chưa từng thấy về sao Hỏa và mặt trăng Deimos bởi trước đó các tàu vũ trụ chủ yếu chỉ hoạt động gần bề mặt hành tinh đỏ.

Những quan sát mới của tàu quỹ đạo Hope cho thấy góc nhìn chưa từng thấy về sao Hỏa và mặt trăng Deimos bởi trước đó các tàu vũ trụ chủ yếu chỉ hoạt động gần bề mặt hành tinh đỏ.

Mặt trăng Deimos bị khóa thủy triều với sao Hỏa. Điều này có nghĩa mọi quan sát từ quỹ đạo thấp hoặc bề mặt của sao Hỏa từ trước đến nay chỉ nhìn thấy một phía của mặt trăng Deimos. Do đó, các tàu vũ trụ bay gần hành tinh đỏ cũng chỉ quan sát được một phía của mặt trăng Deimos.

Mặt trăng Deimos bị khóa thủy triều với sao Hỏa. Điều này có nghĩa mọi quan sát từ quỹ đạo thấp hoặc bề mặt của sao Hỏa từ trước đến nay chỉ nhìn thấy một phía của mặt trăng Deimos. Do đó, các tàu vũ trụ bay gần hành tinh đỏ cũng chỉ quan sát được một phía của mặt trăng Deimos.

Khác với các tàu vũ trụ từng làm nhiệm vụ khám phá sao Hỏa, tàu quỹ đạo Hope có quỹ đạo dài và cao bất thường, đạt tới hơn 40.000 km so với bề mặt hành tinh đỏ ở điểm cao nhất.

Khác với các tàu vũ trụ từng làm nhiệm vụ khám phá sao Hỏa, tàu quỹ đạo Hope có quỹ đạo dài và cao bất thường, đạt tới hơn 40.000 km so với bề mặt hành tinh đỏ ở điểm cao nhất.

Với quỹ đạo này, tàu quỹ đạo Hope có thể quan sát Deimos từ trên cao và chụp ảnh ở phía chưa từng thấy của mặt trăng này.

Với quỹ đạo này, tàu quỹ đạo Hope có thể quan sát Deimos từ trên cao và chụp ảnh ở phía chưa từng thấy của mặt trăng này.

Hope là tàu vũ trụ nặng 1,35 tấn, trị giá 200 triệu USD và được phóng bằng tên lửa của Nhật Bản vào tháng 7/2020. Con tàu đến sao Hỏa vào tháng 2/2021. Hope là tàu vũ trụ liên hành tinh đầu tiên của một quốc gia Arab và chủ yếu nghiên cứu những thay đổi trong khí quyển sao Hỏa.

Hope là tàu vũ trụ nặng 1,35 tấn, trị giá 200 triệu USD và được phóng bằng tên lửa của Nhật Bản vào tháng 7/2020. Con tàu đến sao Hỏa vào tháng 2/2021. Hope là tàu vũ trụ liên hành tinh đầu tiên của một quốc gia Arab và chủ yếu nghiên cứu những thay đổi trong khí quyển sao Hỏa.

Mời độc giả xem video: "Rợn tóc gáy" khi xem những hình ảnh kinh dị chụp trên sao Hỏa. Nguồn: Kienthuc.net.vn.

Tâm Anh (theo Space)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/bat-ngo-mat-trang-cua-sao-hoa-lan-dau-lo-nguyen-hinh-1849780.html