Bất ngờ những thói quen 'lạ' của các nhà khoa học thiên tài

Một số nhà khoa học thiên tài có sự nghiệp thành công như Albert Einstein, Richard Feynman... khiến nhiều người bất ngờ vì có những thói quen 'lạ'. Trong số này có người ghét đi tất, người sợ vi khuẩn...

Albert Einstein (1879 - 1955) là một trong những nhà khoa học thiên tài có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Ông được nhiều người biết đến với thuyết tương đối. Ngoài ra, Einstein còn đạt được nhiều thành tựu khác trong nghiên cứu khoa học.

Albert Einstein (1879 - 1955) là một trong những nhà khoa học thiên tài có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Ông được nhiều người biết đến với thuyết tương đối. Ngoài ra, Einstein còn đạt được nhiều thành tựu khác trong nghiên cứu khoa học.

Bên cạnh sự nghiệp thành công, nhà khoa học Einstein gây chú ý với một thói quen "lạ" đó là ghét đi tất. Theo chia sử của ông, khi còn nhỏ đã không thích đi tất vì ngón chân cái luôn khiến những đôi tất bị rách.

Bên cạnh sự nghiệp thành công, nhà khoa học Einstein gây chú ý với một thói quen "lạ" đó là ghét đi tất. Theo chia sử của ông, khi còn nhỏ đã không thích đi tất vì ngón chân cái luôn khiến những đôi tất bị rách.

Từ đó về sau, Einstein thường đi dép để không phải đi tất. Thậm chí có lần nhà khoa học lỗi lạc này còn từng đi dép của vợ do quá vội mà không tìm thấy dép của mình.

Từ đó về sau, Einstein thường đi dép để không phải đi tất. Thậm chí có lần nhà khoa học lỗi lạc này còn từng đi dép của vợ do quá vội mà không tìm thấy dép của mình.

Richard Feynman (1918 - 1988) cũng là một nhà khoa học danh tiếng. Ông từng giành giải thưởng Nobel về Vật lý năm 1965 và từng tham gia dự án Manhattan của Mỹ nhằm nghiên cứu, chế tạo bom nguyên tử.

Richard Feynman (1918 - 1988) cũng là một nhà khoa học danh tiếng. Ông từng giành giải thưởng Nobel về Vật lý năm 1965 và từng tham gia dự án Manhattan của Mỹ nhằm nghiên cứu, chế tạo bom nguyên tử.

Về cuộc sống cá nhân, nhà khoa học Feynman có một thói quen khác người đó là thích mở các ổ khóa.

Về cuộc sống cá nhân, nhà khoa học Feynman có một thói quen khác người đó là thích mở các ổ khóa.

Khi rảnh rỗi, ông Feynman dùng các công cụ đơn giản để "bẻ khóa" các ổ khóa tại các tủ chứa tài liệu trong phòng nghiên cứu. Ông đã mở được nhiều ổ khóa theo cách này.

Khi rảnh rỗi, ông Feynman dùng các công cụ đơn giản để "bẻ khóa" các ổ khóa tại các tủ chứa tài liệu trong phòng nghiên cứu. Ông đã mở được nhiều ổ khóa theo cách này.

Nhà phát minh, nhà vật lý, kỹ sư điện và kỹ sư cơ khí người Mỹ gốc Serbia, Nikola Tesla (1856 - 1943) từng có một khoảng thời gian làm việc cho Thomas Edison trước khi mở phòng nghiên cứu riêng. Tesla đạt được nhiều thành công trong lĩnh vực: điện, người máy, đài phát thanh.

Nhà phát minh, nhà vật lý, kỹ sư điện và kỹ sư cơ khí người Mỹ gốc Serbia, Nikola Tesla (1856 - 1943) từng có một khoảng thời gian làm việc cho Thomas Edison trước khi mở phòng nghiên cứu riêng. Tesla đạt được nhiều thành công trong lĩnh vực: điện, người máy, đài phát thanh.

Mặc dù là một nhà khoa học tài năng nhưng Tesla cũng là người khá mê tín. Ông coi số 3 là con số linh thiêng. Theo đó, ông thường đi bộ xung quanh một tòa nhà 3 lần trước khi bước vào hay rửa tay 3 lần liên tiếp vì sợ vi khuẩn.

Mặc dù là một nhà khoa học tài năng nhưng Tesla cũng là người khá mê tín. Ông coi số 3 là con số linh thiêng. Theo đó, ông thường đi bộ xung quanh một tòa nhà 3 lần trước khi bước vào hay rửa tay 3 lần liên tiếp vì sợ vi khuẩn.

Ông Tesla có một thói quen "lạ" khác là luôn đeo găng tay khi ăn. Ông không bao giờ chạm vào những thứ gì hơi bẩn và các loại quả tròn.

Ông Tesla có một thói quen "lạ" khác là luôn đeo găng tay khi ăn. Ông không bao giờ chạm vào những thứ gì hơi bẩn và các loại quả tròn.

Mời độc giả xem video: Nhà khoa học lý giải nguyên nhân vụ tai nạn ở Hải Dương. Nguồn: THĐT1.

Tâm Anh (theo History)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/bat-ngo-nhung-thoi-quen-la-cua-cac-nha-khoa-hoc-thien-tai-1822352.html