'Bất ngờ' với những 'bảo bối' nằm trong gánh hành lý mà Sa Tăng vẫn mang trên vai khi đi thỉnh kinh
Dù coi Tây Du Ký không ít lần, nhưng nhiều người vẫn chưa thể biết gánh hành lý trên vai của Sa Tăng trong suốt chặng đường dài khi đi Tây Thiên thỉnh kinh.
Cũng có một số ý kiến cho rằng đồ trong đó còn có cả lương khô, nhưng hầu như những tập có cảnh ăn uống của thầy trò đều là Tôn Ngộ Không hay Bát Giới bay đi ngàn dặm xin cơm chay hoặc vô rừng kiếm quả dại.
Vậy câu trả lời là gì khi gánh hành lý luôn được bảo quản và mang theo suốt dọc đường.
1. Sách kinh
Đây là vật bất ly thân không thể thiếu trong suốt quá trình đi thỉnh kinh của bốn thầy trò. Để ý chút ta sẽ thấy mỗi tối Đường Tăng sẽ thường thắp một ngọn đèn nhỏ bên cạnh cuốn sách kinh và đọc một cách thành kính nhất, còn ba đồ đệ người đi cho Bạch Long Mã ăn, người thu dọn đồ đạc, người ở bên canh chừng cho sư phụ lo sợ yêu quái quấy nhiễu.
2. Áo cà sa cùng trung phục hành ngày
Áo cà sa là vật quan trọng và không thể thiếu bởi đây là thứ được Quân Âm Bồ Tát ban cho. Quần áo trang phục hàng ngày vẫn có, dù ta thấy thầy trò Đường Tăng chẳng bao giờ thay đổi trang phục nhưng những lúc mùa đông đến vẫn có những chiếc áo ấm bên ngoài để giữ không bị lạnh.
3. Văn kiện thông hành
Mỗi khi đến một nước khác, Đường Tăng cùng ba đồ đệ đều phải đến thỉnh an đức vua ở nước đó và xin dấu ấn cho cuốn văn kiện thông hành thì mới có thể tiếp tục lên đường.
4. Bát vàng
Đây chính là chiếc bát mà đức vua nhà Đường trao tặng cho Đường Tăng trước khi đi Tây Thiên thỉnh kinh
5. Tiền bạc
Nói người tu hành không màng của cải công danh không phải là sai nhưng để đi một chuyến đường xa hơn 10 năm trời ròng rã như vậy hẳn là không thể thiếu tiền bạc dành cho những lúc nguy cấp và cần thiết.
Những lần thầy trò nghỉ lại qua đêm ở nhà trọ đều phải có tiền mới có chỗ nghỉ ngơi.
6. Dao cạo
Là người tu hành tóc tai lúc nào cũng phải cạo sạch chỉnh chu, nên đây là vật dụng cá nhân không thể thiếu của Đường Tăng cùng Sa Tăng. Trong hồi thứ 16 có miêu tả đến cảnh Đường Tăng lấy tiền để mua dao cạo.
7. Giấy mực
Ở hồi thứ 27 có cảnh Đường Tăng giận dữ với Ngộ Không liền muốn từ Ngộ Không, đoạn này Đường Tăng lấy giấy mực trong hành lý ra và viết giấy từ đồ đệ của mình.
Như vậy có thể thấy được những món đồ trong gánh hành lý mà Sa Tăng vẫn thường hay mang theo trên lưng trong những ngày đi thỉnh kinh ở Tây Thiên xa xôi.