Bắt tại trận cụ ông U90 đang 'vui vẻ' với gái mại dâm: Hiện trường khó xử, cảnh sát bất lực trước lời 'de dọa'
Cụ ông U90 bị bắt tại trận đang 'vui vẻ' với gái mại dâm nói một câu mang tính chất đầy 'đe dọa' khiến cảnh sát khó xử.
Hiện trường khiến ai nấy khó xử
Một vụ việc hy hữu tại Hắc Long Giang (Trung Quốc) đang gây xôn xao dư luận: cụ ông 85 tuổi bị cảnh sát bắt quả tang khi đang mua dâm. Nhưng điều khiến tất cả sửng sốt không chỉ là độ tuổi của cụ mà còn là câu nói mang tính chất "đe dọa" khiến cả cảnh sát phải đứng hình.
Câu chuyện bắt đầu khi cụ ông đi rút tiền tại ngân hàng và được một người phụ nữ khoảng 40 tuổi bắt chuyện. Dưới vẻ ngoài ngày thơ và câu chuyện đầy thông cảm, người phụ nữ ngỏ ý cụ ông đi theo về nhà.
Sau khi thỏa thuận với mức giá 100 tệ (khoảng 350.000 đồng), cả hai chuẩn bị "hành sự" thì bất ngờ bị cảnh sát ập vào bắt quả tang. Cuộc trổ trên gác nhỏ nhưng lại trở thành điểm nhấn trong sự việc này.
Khi được yêu cầu mặc lại quần áo, cụ ông tuyên bố như ngầm "đe dọa" lực lượng chức năng: "Đừng chạm vào tôi, tôi bị bệnh tim đấy!"
Câu nói này khiến không chỉ cảnh sát mà cả những người chứng kiến tại hiện trường cảm thấy khó xử. Lực lượng chức năng phải mất 15 phút để giúp cụ mặc đồ và thêm 3 phút để dìu cụ xuống giường, trước khi đưa người phụ nữ về đồn.
Cái kết bất ngờ: Không bị giam, chỉ bị phạt tiền
Theo luật pháp Trung Quốc, người mua dâm có thể bị phạt giam từ 10-15 ngày và nộp phạt tới 5.000 NDT. Tuy nhiên, quy định đặc biệt dành cho người trên 70 tuổi giúp cụ ông tránh được việc giam giữ. Sau khi liên lạc với con trai cụ, cảnh sát chỉ nhắc nhở và phạt tiền.
Cụ ông chia sẻ: "Tôi cô đơn lắm, chỉ nhất thời không kiềm chế được mình." Cụ cũng tha thiết xin cảnh sát đừng báo cho gia đình vì sợ mất mặt và ảnh hưởng đến danh dự của mình.
Nhu cầu thầm lặng của người già: Hiểu nhưng khó giãi bày
Thống kê tại Trung Quốc cho thấy 40% người cao tuổi vẫn có nhu cầu tình dục, dù nửa kia đã qua đời. Tuy nhiên, đây vẫn là chủ đề nhạy cảm, thường bị xã hội và gia đình phán xét. Vụ việc lần này là hồi chuông cảnh tỉnh, nhắc nhở cộng đồng cần quan tâm nhiều hơn đến đời sống tinh thần và nhu cầu thầm lặng của người lớn tuổi.