Bắt tại trận khung cảnh hành tinh đang bị Mặt trời nuốt chửng

Đáng sợ hơn là khung cảnh tàn khốc hành tinh xấu số đang bị ngôi sao mẹ của nó nuốt chửng này lại là hình ảnh tương lai của Trái Đất.

Các dấu hiệu bất thường đầu tiên được phát hiện bởi nhà nghiên cứu Kishalay De từ MIT vào năm 2020.

Các dấu hiệu bất thường đầu tiên được phát hiện bởi nhà nghiên cứu Kishalay De từ MIT vào năm 2020.

Khung cảnh tàn khốc này chính là sự bùng nổ dữ dội của ánh sáng từ một hành tinh bị ngôi sao mẹ của nó nuốt chửng.

Khung cảnh tàn khốc này chính là sự bùng nổ dữ dội của ánh sáng từ một hành tinh bị ngôi sao mẹ của nó nuốt chửng.

Hành tinh xấu số đó là một Sao Mộc nóng - dạng hành tinh to như Sao Mộc hoặc hơn, cũng là hành tinh khí nhưng ở gần sao mẹ nên nóng bỏng.

Hành tinh xấu số đó là một Sao Mộc nóng - dạng hành tinh to như Sao Mộc hoặc hơn, cũng là hành tinh khí nhưng ở gần sao mẹ nên nóng bỏng.

Đây là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu chụp được khoảnh khắc khi một ngôi sao già phình to đến mức một hành tinh gần đó bắt đầu trượt khỏi bề mặt, đẩy các luồng khí và bụi vào không gian, trước khi cuối cùng lao xuống vực sâu rực lửa.

Đây là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu chụp được khoảnh khắc khi một ngôi sao già phình to đến mức một hành tinh gần đó bắt đầu trượt khỏi bề mặt, đẩy các luồng khí và bụi vào không gian, trước khi cuối cùng lao xuống vực sâu rực lửa.

Ban đầu các nhà khoa học nghi ngờ rằng đã xảy ra sự hợp nhất của các vì sao, trong đó một ngôi sao hấp thụ một ngôi sao khác trong quỹ đạo của nó.

Ban đầu các nhà khoa học nghi ngờ rằng đã xảy ra sự hợp nhất của các vì sao, trong đó một ngôi sao hấp thụ một ngôi sao khác trong quỹ đạo của nó.

Tuy nhiên sau khi quan sát sâu hơn với camera hồng ngoại tại Đài quan sát Palomar cho thấy ngôi sao này "cực kỳ sáng" ở vùng cận hồng ngoại.

Tuy nhiên sau khi quan sát sâu hơn với camera hồng ngoại tại Đài quan sát Palomar cho thấy ngôi sao này "cực kỳ sáng" ở vùng cận hồng ngoại.

Kishalay De, một nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại MIT ở Cambridge, Massachusetts (Mỹ) cho biết cho biết sau tia sáng nóng màu trắng ban đầu, ngôi sao phun ra khí lạnh hơn vào không gian ngưng tụ thành bụi có thể nhìn thấy ở bước sóng hồng ngoại.

Kishalay De, một nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại MIT ở Cambridge, Massachusetts (Mỹ) cho biết cho biết sau tia sáng nóng màu trắng ban đầu, ngôi sao phun ra khí lạnh hơn vào không gian ngưng tụ thành bụi có thể nhìn thấy ở bước sóng hồng ngoại.

Nhà vật lý thiên văn Carole Haswell từ Đại học Mở của Anh, người không tham gia nghiên cứu, cho biết phát hiện này rất khác biệt so với các nghiên cứu trước đó về việc các sao mẹ nuốt sao.

Nhà vật lý thiên văn Carole Haswell từ Đại học Mở của Anh, người không tham gia nghiên cứu, cho biết phát hiện này rất khác biệt so với các nghiên cứu trước đó về việc các sao mẹ nuốt sao.

"Đây là một kiểu ăn uống khác. Ngôi sao này nuốt chửng cả một hành tinh trong một ngụm. Ngược lại WASP-12b và các Sao Mộc nóng khác mà chúng tôi đã nghiên cứu trước đây bị liếm và gặm nhấm dần một cách tinh vi".

"Đây là một kiểu ăn uống khác. Ngôi sao này nuốt chửng cả một hành tinh trong một ngụm. Ngược lại WASP-12b và các Sao Mộc nóng khác mà chúng tôi đã nghiên cứu trước đây bị liếm và gặm nhấm dần một cách tinh vi".

Đáng sợ hơn là khung cảnh tàn khốc hành tinh đang bị "mặt trời" nuốt chửng này lại là hình ảnh tương lai của Trái Đất.

Đáng sợ hơn là khung cảnh tàn khốc hành tinh đang bị "mặt trời" nuốt chửng này lại là hình ảnh tương lai của Trái Đất.

Ông De cho biết: “Giống như nhiều khám phá trong khoa học, đây là một khám phá tình cờ đã thực sự mở rộng tầm mắt của chúng ta về một hiện tượng mới. Đó sẽ là số phận cuối cùng của Trái Đất”.

Ông De cho biết: “Giống như nhiều khám phá trong khoa học, đây là một khám phá tình cờ đã thực sự mở rộng tầm mắt của chúng ta về một hiện tượng mới. Đó sẽ là số phận cuối cùng của Trái Đất”.

Khi một ngôi sao hết nhiên liệu vào cuối vòng đời, nó sẽ nở ra gấp một triệu lần so với kích thước ban đầu, nhấn chìm các hành tinh lân cận trong quá trình này. Khi Mặt Trời đạt đến điểm này trong tương lai, nó sẽ phồng lên đủ để nuốt chửng Sao Thủy, Sao Kim và Trái Đất.

Khi một ngôi sao hết nhiên liệu vào cuối vòng đời, nó sẽ nở ra gấp một triệu lần so với kích thước ban đầu, nhấn chìm các hành tinh lân cận trong quá trình này. Khi Mặt Trời đạt đến điểm này trong tương lai, nó sẽ phồng lên đủ để nuốt chửng Sao Thủy, Sao Kim và Trái Đất.

Xem thêm video: Sốc: Tàu mẹ của người ngoài hành tinh có thể ở trong hệ Mặt trời. Nguồn: Kienthucnet.

Thiên Trang (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/bat-tai-tran-khung-canh-hanh-tinh-dang-bi-mat-troi-nuot-chung-1851864.html