Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Hình ảnh tranh cử rầm rộ của hai ứng viên Donald Trump và Kamala Harris

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 đang nóng lên khi cuộc chạy đua vào Nhà Trắng ở giai đoạn nước rút và diễn ra rất quyết liệt.

 Trong lịch sử, các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ luôn được trông chờ và được coi là một trong những cuộc bầu cử gay cấn và kéo dài nhất thế giới. Trong ảnh: Cựu Tổng thống Donald Trump bước lên sân khấu trong sự kiện vận động tranh cử tại Madison Square Garden, New York. (Nguồn: Reuters)

Trong lịch sử, các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ luôn được trông chờ và được coi là một trong những cuộc bầu cử gay cấn và kéo dài nhất thế giới. Trong ảnh: Cựu Tổng thống Donald Trump bước lên sân khấu trong sự kiện vận động tranh cử tại Madison Square Garden, New York. (Nguồn: Reuters)

 Ứng cử viên tổng thống Mỹ của đảng Dân chủ là bà Kamala Harris và của đảng Cộng hòa là ông Donald Trump đang bám đuổi nhau sít sao về tỷ lệ ủng hộ. Trong ảnh: Cựu Tổng thống Barack Obama tham dự cuộc vận động tranh cử của Phó Tổng thống Kamala Harris, tại Atlanta, Georgia. (Nguồn: Reuters)

Ứng cử viên tổng thống Mỹ của đảng Dân chủ là bà Kamala Harris và của đảng Cộng hòa là ông Donald Trump đang bám đuổi nhau sít sao về tỷ lệ ủng hộ. Trong ảnh: Cựu Tổng thống Barack Obama tham dự cuộc vận động tranh cử của Phó Tổng thống Kamala Harris, tại Atlanta, Georgia. (Nguồn: Reuters)

 Chỉ còn chưa đầy 10 ngày nữa, cuộc tổng tuyển cử tại Mỹ sẽ chính thức diễn ra (5/11). Đây là lúc hai ứng cử viên tổng thống Mỹ tăng cường mạnh mẽ các cuộc vận động. Trong ảnh: Người ủng hộ tham dự sự kiện vận động tranh cử của bà Kamala Harris, tại Detroit, Michigan. (Nguồn: Reuters)

Chỉ còn chưa đầy 10 ngày nữa, cuộc tổng tuyển cử tại Mỹ sẽ chính thức diễn ra (5/11). Đây là lúc hai ứng cử viên tổng thống Mỹ tăng cường mạnh mẽ các cuộc vận động. Trong ảnh: Người ủng hộ tham dự sự kiện vận động tranh cử của bà Kamala Harris, tại Detroit, Michigan. (Nguồn: Reuters)

 Cuộc bầu cử Mỹ năm nay đang trên đà trở thành cuộc bầu cử tổng thống Mỹ tốn kém nhất trong lịch sử. Trong ảnh: Người ủng hộ tỷ phú Donald Trump tụ tập bên ngoài Madison Square Garden vào ngày vận động tranh cử của ông ở New York. (Nguồn: Reuters)

Cuộc bầu cử Mỹ năm nay đang trên đà trở thành cuộc bầu cử tổng thống Mỹ tốn kém nhất trong lịch sử. Trong ảnh: Người ủng hộ tỷ phú Donald Trump tụ tập bên ngoài Madison Square Garden vào ngày vận động tranh cử của ông ở New York. (Nguồn: Reuters)

 Tính đến giữa tháng 10, các ứng cử viên và các nhóm đồng minh của họ đã huy động được tổng cộng hơn 3,8 tỷ USD. Trong ảnh: Bà Kamala Harris mua đồ ăn tại nhà hàng Famous 4th Street Delicatessen ở Philadelphia. (Nguồn: Reuters)

Tính đến giữa tháng 10, các ứng cử viên và các nhóm đồng minh của họ đã huy động được tổng cộng hơn 3,8 tỷ USD. Trong ảnh: Bà Kamala Harris mua đồ ăn tại nhà hàng Famous 4th Street Delicatessen ở Philadelphia. (Nguồn: Reuters)

 Nhìn chung, ít nhất 144 người trong danh sách khoảng 800 tỷ phú Mỹ của tạp chí Forbes đang sử dụng sự giàu có của mình để tác động đến cuộc bầu cử này. Trong ảnh: Tỷ phú Donald Trump phục vụ đồ ăn tại một nhà hàng McDonalds ở Feasterville-Trevose, Pennsylvania. (Nguồn: Reuters)

Nhìn chung, ít nhất 144 người trong danh sách khoảng 800 tỷ phú Mỹ của tạp chí Forbes đang sử dụng sự giàu có của mình để tác động đến cuộc bầu cử này. Trong ảnh: Tỷ phú Donald Trump phục vụ đồ ăn tại một nhà hàng McDonalds ở Feasterville-Trevose, Pennsylvania. (Nguồn: Reuters)

 Một phân tích của tờ Financial Times cho thấy, các tỷ phú đã quyên góp ít nhất 695 triệu USD cho các ứng cử viên tổng thống Mỹ, tương đương khoảng 18% tổng số tiền huy động được trong kỳ bầu cử này. Trong ảnh: Cựu Đệ nhất phu nhân Michelle Obama ủng hộ chiến dịch tranh cử của bà Kamala Harris tại Trung tâm sự kiện Wings ở Kalamazoo, Michigan. (Nguồn: Reuters)

Một phân tích của tờ Financial Times cho thấy, các tỷ phú đã quyên góp ít nhất 695 triệu USD cho các ứng cử viên tổng thống Mỹ, tương đương khoảng 18% tổng số tiền huy động được trong kỳ bầu cử này. Trong ảnh: Cựu Đệ nhất phu nhân Michelle Obama ủng hộ chiến dịch tranh cử của bà Kamala Harris tại Trung tâm sự kiện Wings ở Kalamazoo, Michigan. (Nguồn: Reuters)

 Ông Trump được cho là đặc biệt phụ thuộc vào giới tinh hoa Mỹ, với khoảng 1/3 số tiền mà chiến dịch tranh cử của ông và các nhóm đồng minh huy động được đến từ các tỷ phú, nhiều hơn so với tỷ lệ tỷ phú đóng góp bên phía bà Harris. Trong ảnh: Tỷ phú Elon Musk đứng cạnh cựu Đệ nhất phu nhân Melania Trump trong một cuộc vận động tranh cử của ông Donald Trump tại Madison Square Garden, New York. (Nguồn: Reuters)

Ông Trump được cho là đặc biệt phụ thuộc vào giới tinh hoa Mỹ, với khoảng 1/3 số tiền mà chiến dịch tranh cử của ông và các nhóm đồng minh huy động được đến từ các tỷ phú, nhiều hơn so với tỷ lệ tỷ phú đóng góp bên phía bà Harris. Trong ảnh: Tỷ phú Elon Musk đứng cạnh cựu Đệ nhất phu nhân Melania Trump trong một cuộc vận động tranh cử của ông Donald Trump tại Madison Square Garden, New York. (Nguồn: Reuters)

 Về tổng thể, từ tháng 1/2023 đến giữa tháng 10/2024, các nhóm ủng hộ Tổng thống Joe Biden và bà Harris đã huy động được nhiều hơn các nhóm ủng hộ ông Trump, với mức 2,2 tỷ USD so với 1,7 tỷ USD. Trong ảnh: Tỷ phú Donald Trump vận động tranh cử tại Las Vegas, Nevada. (Nguồn: Reuters)

Về tổng thể, từ tháng 1/2023 đến giữa tháng 10/2024, các nhóm ủng hộ Tổng thống Joe Biden và bà Harris đã huy động được nhiều hơn các nhóm ủng hộ ông Trump, với mức 2,2 tỷ USD so với 1,7 tỷ USD. Trong ảnh: Tỷ phú Donald Trump vận động tranh cử tại Las Vegas, Nevada. (Nguồn: Reuters)

 Các con số này cho thấy bước nhảy vọt về lượng tiền mặt đổ vào chính trường Mỹ kể từ năm 2010, khi Tòa án Tối cao ra phán quyết mang tính bước ngoặt vào năm 2010, theo đó cho phép các cá nhân quyên góp số tiền không giới hạn cho các siêu nhóm hành động chính trị, hay còn gọi là siêu PAC, vốn độc lập với các chiến dịch tranh cử chính thức. Trong ảnh: Bà Kamala Harris vận động tranh cử tại Nhà thờ Christian Compassion, Philadelphia. (Nguồn: Reuters)

Các con số này cho thấy bước nhảy vọt về lượng tiền mặt đổ vào chính trường Mỹ kể từ năm 2010, khi Tòa án Tối cao ra phán quyết mang tính bước ngoặt vào năm 2010, theo đó cho phép các cá nhân quyên góp số tiền không giới hạn cho các siêu nhóm hành động chính trị, hay còn gọi là siêu PAC, vốn độc lập với các chiến dịch tranh cử chính thức. Trong ảnh: Bà Kamala Harris vận động tranh cử tại Nhà thờ Christian Compassion, Philadelphia. (Nguồn: Reuters)

 Theo Financial Times, khoảng 127 triệu USD (chiếm khoảng 6%) trong tổng số tiền mà bà Harris huy động là do các tỷ phú quyên góp. Tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với phía ông Trump. Trong ảnh: Nữ ca sĩ Beyonce đến ủng hộ sự kiện vận động tranh cử của bà Kamala Harris tại Houston, Texas. (Nguồn: Reuters)

Theo Financial Times, khoảng 127 triệu USD (chiếm khoảng 6%) trong tổng số tiền mà bà Harris huy động là do các tỷ phú quyên góp. Tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với phía ông Trump. Trong ảnh: Nữ ca sĩ Beyonce đến ủng hộ sự kiện vận động tranh cử của bà Kamala Harris tại Houston, Texas. (Nguồn: Reuters)

 Trong khi đó, các nhóm ủng hộ ông Trump đã nhận được ít nhất 568 triệu USD từ những tỷ phú, hay khoảng 34% trong số tiền mà chiến dịch vận động tranh cử của ông đã huy động được. Trong ảnh: Cuộc vận động tranh cử của ứng viên đảng Dân chủ tại Madison Square Garden. (Nguồn: Reuters)

Trong khi đó, các nhóm ủng hộ ông Trump đã nhận được ít nhất 568 triệu USD từ những tỷ phú, hay khoảng 34% trong số tiền mà chiến dịch vận động tranh cử của ông đã huy động được. Trong ảnh: Cuộc vận động tranh cử của ứng viên đảng Dân chủ tại Madison Square Garden. (Nguồn: Reuters)

 Vào giữa tháng 10, tỷ phú Elon Musk, người giàu nhất thế giới, đã chi hơn 118 triệu USD cho America PAC - siêu ủy ban hành động chính trị ủng hộ ông Trump. Trong ảnh: Tỷ phú Elon Musk cùng Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành của Cantor Fitzgerald Howard Lutnick, trong cuộc vận động cho ông Donald Trump tại Madison Square Garden. (Nguồn: Reuters)

Vào giữa tháng 10, tỷ phú Elon Musk, người giàu nhất thế giới, đã chi hơn 118 triệu USD cho America PAC - siêu ủy ban hành động chính trị ủng hộ ông Trump. Trong ảnh: Tỷ phú Elon Musk cùng Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành của Cantor Fitzgerald Howard Lutnick, trong cuộc vận động cho ông Donald Trump tại Madison Square Garden. (Nguồn: Reuters)

 Cuộc đua vào Nhà Trắng càng trở nên gay cấn hơn khi cuộc thăm dò gần đây nhất do CNN thực hiện cho thấy, cả hai ứng cử viên đều đạt tỷ lệ ủng hộ ngang bằng nhau ở mức 47%, phản ánh một cuộc cạnh tranh sít sao và khốc liệt. Trong ảnh: CEO của Ultimate Fighting Championship (UFC) Dana White phát biểu trong cuộc vận động ủng hộ cho ông Donald Trump tại Madison Square Garden. (Nguồn: Reuters)

Cuộc đua vào Nhà Trắng càng trở nên gay cấn hơn khi cuộc thăm dò gần đây nhất do CNN thực hiện cho thấy, cả hai ứng cử viên đều đạt tỷ lệ ủng hộ ngang bằng nhau ở mức 47%, phản ánh một cuộc cạnh tranh sít sao và khốc liệt. Trong ảnh: CEO của Ultimate Fighting Championship (UFC) Dana White phát biểu trong cuộc vận động ủng hộ cho ông Donald Trump tại Madison Square Garden. (Nguồn: Reuters)

 Kết quả thăm dò của CNN nêu rõ, tỷ lệ ủng hộ giữa hai ứng cử viên gần như không thay đổi trong suốt chiến dịch. Vào tháng 9 vừa qua, bà Harris được 48% cử tri tiềm năng ủng hộ, trong khi ông Trump ở mức 47%. Trong ảnh: Hình ảnh của tỷ phú Donald Trump trên màn hình một tòa nhà ở New York. (Nguồn: Reuters)

Kết quả thăm dò của CNN nêu rõ, tỷ lệ ủng hộ giữa hai ứng cử viên gần như không thay đổi trong suốt chiến dịch. Vào tháng 9 vừa qua, bà Harris được 48% cử tri tiềm năng ủng hộ, trong khi ông Trump ở mức 47%. Trong ảnh: Hình ảnh của tỷ phú Donald Trump trên màn hình một tòa nhà ở New York. (Nguồn: Reuters)

 Cuộc thăm dò mới nhất cũng chỉ ra rằng, phần lớn cử tri (85%) đã xác định ứng viên mà họ sẽ ủng hộ từ đầu chiến dịch và chỉ có 15% cử tri thay đổi quyết định trong quá trình diễn ra. Điều này cho thấy sự ổn định trong lựa chọn của cử tri Mỹ, khi chỉ còn 2% vẫn chưa đưa ra quyết định và 9% cho biết có thể thay đổi lựa chọn trước khi bỏ phiếu. Trong ảnh: Bà Kamala Harris trò chuyện cùng nhân viên trên một chuyến bay. (Nguồn: Reuters)

Cuộc thăm dò mới nhất cũng chỉ ra rằng, phần lớn cử tri (85%) đã xác định ứng viên mà họ sẽ ủng hộ từ đầu chiến dịch và chỉ có 15% cử tri thay đổi quyết định trong quá trình diễn ra. Điều này cho thấy sự ổn định trong lựa chọn của cử tri Mỹ, khi chỉ còn 2% vẫn chưa đưa ra quyết định và 9% cho biết có thể thay đổi lựa chọn trước khi bỏ phiếu. Trong ảnh: Bà Kamala Harris trò chuyện cùng nhân viên trên một chuyến bay. (Nguồn: Reuters)

(theo Reuters)

Kha Ninh

Nguồn TG&VN: https://baoquocte.vn/bau-cu-tong-thong-my-2024-hinh-anh-tranh-cu-ram-ro-cua-hai-ung-vien-donald-trump-va-kamala-harris-291816.html