Trước đó trong cuộc xung đột tại tỉnh Idlib của Syria vào năm 2019, với sự hỗ trợ của hệ thống tác chiến điện tử do Thổ Nhĩ Kỳ tự phát triển, UAV của Thổ Nhĩ Kỳ đã gây thiệt hại nặng nề cho mạng lưới phòng không của liên quân Nga-Syria. Ảnh: Một hệ thống phòng không Pantsir S-1 bị UAV TB-2 hạ sát tại chiến trường Lybia - Nguồn: Sina
Hàng chục hệ thống phòng không do Nga sản xuất, bao gồm các hệ thống phòng không tầm thấp Pantsir S-1, Buk-M1 và thậm chí là cả hệ thống phòng không tầm xa S-300 đã bị phá hủy. Tuy nhiên, phía Nga đã bác bỏ thông tin này, và chỉ thừa nhận rằng một số lượng nhỏ tên lửa phòng không Buk và Pantsir S-1 bị phá hủy, nhưng hoàn toàn không có hệ thống phòng không S-300. Ảnh: Một hệ thống Pantsir S-1 của Quân đội Syria bị UAV của Thổ Nhĩ Kỳ phá hủy - Nguồn: Sina
Điều đáng chú ý là sau khi quân đội chính phủ Syria có được hệ thống phòng không S-300 do Nga bàn giao, nhưng trong một thời gian dài đã không phát huy được hiệu quả chiến đấu, Nga và Syria đã đưa ra nhiều lý do, trong đó có hệ thống này chưa được khắc phục được sự cố, việc huấn luyện cho kíp chiến đấu chưa hoàn thành… Ảnh: Hệ thống phòng không S-300 của Nga - Nguồn: Topwar
Nhưng sau khi hoàn thành khóa huấn luyện, quân đội chính phủ Syria đã triển khai hệ thống phòng không S-300 gần biên giới Israel, nhưng chưa bao giờ tham gia bất kỳ hoạt động đánh chặn phòng không nào, và đương nhiên là không bị không quân Israel tấn công. Ảnh: Hệ thống phòng không S-300 của Nga - Nguồn: Sputnik
Máy bay chiến đấu của Israel thường xuyên thực hiện các cuộc tấn công vào các vị trí phòng không của Syria. Khi nhiều hệ thống phòng không của quân đội Syria chịu sức ép của Không quân Israel, nhưng S-300 vẫn bình an vô sự, vì… không tham chiến. Ảnh: Không quân Israel tiến công các mục tiêu tại Syria - Nguồn: Topwar
Nga không công nhận việc S-300 bị phá hủy ở Syria, nhưng trong cuộc xung đột giữa Azerbaijan và Armenia hiện nay tại khu vực Nagorno-Karabakh (Naka), họ vẫn giữ thái độ im lặng trước việc nhiều hệ thống phòng không S-300 bị quân đội Azerbaijan phá hủy. Ảnh: Hệ thống phòng không S-300 của Armenia bị UAV của Azerbaijan phá hủy - Nguồn: Sina
Vào ngày 26/10, Tổng thống Azerbaijan Aliyev trong trả lời Tổng giám đốc Hãng thông tấn Interfax-Azerbaijan Anar Azizov cho biết: "UAV của chúng ta đã phá hủy nhiều xe tăng cũng như nhiều thiết bị quân sự khác của Armenia. Quân đội Azerbaijan đã phá hủy 252 xe tăng, xe bọc thép, thu giữ 53 xe tăng khác; 6 hệ thống tên lửa phòng không S-300…". Ảnh: Tổng thống Azerbaijan Aliyev - Nguồn: Wikipedia.
Đánh giá từ các video và hình ảnh được lan truyền trên mạng, trong cuộc tấn công vào vị trí phòng không S-300 của Armenia, UAV Harop do Israel sản xuất đã đóng vai trò chủ đạo; đặc biệt loại UAV "cảm tử" này, được sử dụng để tấn công radar phòng không và các mục tiêu khác, có thể "phục" ở trên không hơn 6 giờ, bán kính hoạt động tối đa hơn 1.000 km; đầu đạn nặng 15 kg. Ảnh: UAV "cảm tử" Harop do Israel sản xuất - Nguồn: Topwar
Do thực hiện theo nguyên lý bức xạ sóng radar, cho dù radar của đối phương tắt đột ngột cũng không có cách nào thoát khỏi cuộc tấn công của loại UAV này. Không chỉ "nhớ" vị trí của mục tiêu, Harop còn được trang bị một cảm biến quang điện, cho phép nó tấn công chính xác các thành phần khác của hệ thống phòng không S-300, như phương tiện phóng và xe chở đạn tên lửa. Ảnh: UAV "cảm tử" Harop do Israel sản xuất - Nguồn: Topwar
Sau khi UAV Harop phá hủy radar của hệ thống phòng không S-300, phía Azerbaijan đã lập tức phóng tên lửa đạn đạo LORA (cũng được Azerbaijan mua của Israel). Do tên lửa LORA sử dụng đầu đạn chùm, nên các đầu đạn nhỏ phóng ra với trọng lượng gần nửa tấn, đã bao phủ toàn bộ vị trí và phá hủy hệ thống S-300. Còn việc hệ thống tác chiến điện tử có được hỗ trợ trong cuộc tấn công này hay không, thì vẫn chưa rõ; nhưng khả năng là cao. Ảnh: Tên lửa đạn đạo chiến thuật LORA mà Israel bán cho Azerbaijan - Nguồn: Sina
Vào đầu cuộc xung đột tại Naga hiện nay, các chuyên gia Nga cho rằng, tổn thất nặng nề của mạng lưới phòng không tiền tuyến của Armenia có liên quan đến thông tin tình báo kỹ thuật, do Israel cung cấp cho Azerbaijan; nhưng thông tin này hiện chưa được kiểm chứng. Ảnh: Hệ thống radar S-300 của Armenia bị phá hủy - Nguồn: Sina
Trên thực tế, trong đợt xung đột Naka lần này, hầu hết vũ khí do Israel sản xuất, mà quân đội Azerbaijan đang sử dụng đều được mua từ trước; sau khi xung đột nổ ra, chỉ có Thổ Nhĩ Kỳ viện trợ quân sự cho Azerbaijan. Ảnh: UAV TB-2 của Azerbaijan do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất - Nguồn: Sina
Phương tiện truyền thông Nga và Armenia cho rằng, có lính Thổ trực tiếp tham gia điều khiển các loại vũ khí như UAV TB-2 của phía Azerbaijan; thậm chí còn đảm nhận một phần quyền chỉ huy quân đội Azerbaijan. Ảnh: UAV TB-2 của Azerbaijan bị Armenia bắn hạ - Nguồn: Sina
Là một thành viên của NATO, Không quân Thổ Nhĩ Kỳ có trình độ tác chiến phòng không cao, thậm chí còn hình thành một quy trình cố định; đó là với sự hỗ trợ của hệ thống tác chiến điện tử, trước tiên phóng tên lửa chống bức xạ để tấn công radar của đối phương, sau đó phóng bom dẫn đường, hoặc bom chùm để phá hủy toàn bộ vị trí phòng không của đối phương. Ảnh: UAV TB-2 do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất - Nguồn: Sina
Là một thành viên của NATO, Không quân Thổ Nhĩ Kỳ có trình độ tác chiến phòng không cao, thậm chí còn hình thành một quy trình cố định; đó là với sự hỗ trợ của hệ thống tác chiến điện tử, trước tiên phóng tên lửa chống bức xạ để tấn công radar của đối phương, sau đó phóng bom dẫn đường, hoặc bom chùm để phá hủy toàn bộ vị trí phòng không của đối phương. Ảnh: UAV TB-2 do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất - Nguồn: Sina
Những thành tích mà UAV của Thổ Nhĩ Kỳ lập được trên chiến trường Syria, Libya và giờ là Naka cho thấy, các hệ thống radar phòng không do Nga sản xuất, cũng khó có thể phát hiện ra các mục tiêu "thấp, chậm và nhỏ". Đó cũng có thể là nguyên nhân chính dẫn đến các hệ thống phòng không hiện đại của Nga bị UAV phá hủy hàng loạt trong thời gian qua. Ảnh: Hệ thống radar S-300 của Armenia bị UAV Harop của Azerbaijan phá hủy - Nguồn: Sina
Video UAV Azerbaijan tiêu diệt radar 36D6 của tổ hợp S-300 Armenia - Nguồn: Caliber
Tiến Minh