Bé 10 tuổi suýt mất mạng vì uống quá nhiều nước, chuyên gia chỉ rõ uống nước có dấu hiệu này cần dừng ngay
Khi uống nhiều nước đến mức vượt qua khả năng xử lý của thận sẽ dẫn đến tình trạng mất cân bằng natri trong máu, có thể tàn phá não và cơ thể.
Một cậu bé 10 tuổi tên Ray Jordan, sinh sống tại Nam Carolina (Mỹ) đã suýt mất mạng vì uống quá nhiều nước. Theo lời kể từ người mẹ, trong kỳ nghỉ cùng gia đình, do vì thời tiết quá nóng, cậu bé lại hiếu động nên thường xuyên uống nước.
Do nghĩ uống nhiều nước sẽ tốt cho sức khỏe nên bố mẹ không để ý. Nhưng đến nửa đêm, bé có biểu hiện đau đầu, buồn nôn và nôn, không tỉnh táo và rơi vào trạng thái hôn mê.
Ngay lập tức, bố mẹ gọi xe cấp cứu đưa bé tới bệnh viện. Tại đây, bác sĩ cho biết cậu bé bị ngộ độc nước nặng do uống quá nhiều nước trong thời gian ngắn. Dẫn tới thận của cậu bé bị quá tải, hạ natri máu nghiêm trọng và phù não nguy hiểm tính mạng.
May mắn là sau khoảng 8 tiếng điều trị, bé đã tỉnh lại và dần hồi phục.
Theo lời kể của bé, cậu đã uống liên tục khoảng 6 chai nước trong khoảng thời gian chỉ 1 tiếng đồng hồ từ 20h30 - 21h30 tối hôm đó. Các bác sĩ cũng cho biết thêm rằng lượng nước hấp thụ cả ngày của cậu bé còn nhiều hơn do cậu còn uống rải rác một vài lần khác trong ngày.
Uống nước bao nhiêu là đủ?
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Tuy nhiên, lượng nước này còn phụ thuộc vào môi trường sống, cân nặng, chế độ dinh dưỡng, tính chất công việc hàng ngày...:
Nếu bạn là người thường xuyên vận động thể chất hoặc ngồi máy lạnh cả ngày thì cần nhiều lượng nước hơn.
Mùa hè thì cần uống nhiều hơn mùa đông.
Nếu chế độ ăn nhiều rau và trái cây thì có thể giảm uống nước bởi trong rau và trái cây cũng chứa một lượng nước nhất định.
Nói chung, nên uống khoảng 50ml chất lỏng cho mỗi kg trọng lượng cơ thể.
Không nên uống quá nhiều nước cùng một lúc mà nên uống cách khoảng để cơ thể hấp thụ từ từ sẽ tốt cho sức khỏe hơn.
Không nên đợi khát mới uống nước. Nên chủ động uống nước chia ra nhiều thời điểm trong ngày.
7 dấu hiệu bạn đang uống quá nhiều nước
Đi tiểu quá nhiều, nước tiểu trong
Thông thường, mọi người đi tiểu từ 6-8 lần mỗi ngày. Nếu bạn đi tiểu nhiều hơn 10 lần, nước tiểu trong veo không màu thì phải cảnh giác cơ thể bạn đang thừa nước.
Bị chuột rút
Sự mất cân bằng chất lỏng trong cơ thể gây ảnh hưởng đến chức năng cơ bắp dẫn đến co thắt cơ và chuột rút. Điều này xảy ra lượng nước cơ thể phải đào thải quá nhiều làm giảm mức điện giải. Mức điện giải thấp có thể dẫn đến chuột rút.
Luôn mệt mỏi và căng thẳng
Điều này xảy ra khi cơ thể nạp quá nhiều nước trong một thời gian ngắn. Khi đó thận phải làm việc nhiều hơn để loại bỏ lượng nước dư thừa và điều này kích thích tuyến thượng thận (chịu trách nhiệm đối phó với căng thẳng) quá mức. Khi có quá nhiều hormon căng thẳng trong cơ thể có thể còn dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Gây hại tim
Uống quá nhiều nước có thể làm tổn thương trái tim. Điều này xảy ra bởi vì uống quá nhiều nước có thể làm tăng thể tích máu trong cơ thể của bạn, do đó sẽ tăng gánh nặng cho tim. Áp lực không cần thiết này thực sự có thể làm hư hỏng các mạch máu, cũng có thể dẫn tới động kinh trong một số trường hợp.
Ảnh hưởng đến thận
Thận là cơ quan có chức năng lọc nước, do đó, nếu bạn uống nước quá mức sẽ khiến thận phải tăng giờ hoạt động lên. Lâu ngày, thận mệt mỏi, chức năng suy giảm nên có thể gây ra các bệnh về thận.
Tổn thương não
Khi uống nhiều nước đến mức vượt qua khả năng xử lý của thận sẽ dẫn đến tình trạng mất cân bằng natri trong máu, có thể tàn phá não và cơ thể. Tình trạng này gọi là ngộ độc nước. Ngộ độc nước có thể gây hại cho sức khỏe, thậm chí trong trường hợp cực đoan có thể gây tổn thương não, hôn mê, thậm chí là tử vong.
Phát triển một số bệnh
Với một số nguồn nước không bảo đảm như nước nhiễm sắt, bạn có thể phát triển các vấn đề về gan nếu uống quá nhiều nước này. Rối loạn chức năng nội tạng và ung thư có thể xảy ra khi bạn quá nhiều uống nước bị nhiễm clo.