Bể chứa khổng lồ có đầu Medusa ở Istanbul

Basilica Cistern là một trong những công trình kiến trúc quan trọng nhất lịch sử Istanbul, với tượng đầu Medusa lộn ngược từng xuất hiện trong 'Hỏa ngục' của Dan Brown.

 Bể chứa Basilica hay Cung điện Basilica tại Istanbul được xây dựng bởi Hoàng đế Justinian của đế chế Byzantine, cũng là người xây Hagia Sophia, để cung cấp nước cho thành phố. Việc hoàn tất công trình có quy mô khổng lồ này tốn 38 năm, cách trung tâm thành phố 19 km. Ảnh: Travelatelier.

Bể chứa Basilica hay Cung điện Basilica tại Istanbul được xây dựng bởi Hoàng đế Justinian của đế chế Byzantine, cũng là người xây Hagia Sophia, để cung cấp nước cho thành phố. Việc hoàn tất công trình có quy mô khổng lồ này tốn 38 năm, cách trung tâm thành phố 19 km. Ảnh: Travelatelier.

 Bể chứa nước này nằm trên diện tích 9.800 m2, với sức chứa khoảng 100.000 tấn. Toàn bộ công trình có 336 cột, mỗi cột cao 9 m, và một cầu thang đá 52 bậc dẫn xuống đáy bể. Ảnh: Propertyturkey.

Bể chứa nước này nằm trên diện tích 9.800 m2, với sức chứa khoảng 100.000 tấn. Toàn bộ công trình có 336 cột, mỗi cột cao 9 m, và một cầu thang đá 52 bậc dẫn xuống đáy bể. Ảnh: Propertyturkey.

 Mỗi cột cách nhau 4,8 m, tạo thành 12 hàng, mỗi hàng gồm 28 cột. Phần lớn trong số đó là thu thập từ những công trình cũ và đẽo từ nhiều loại đá cẩm thạch. Chúng theo nhiều phong cách từ Corint đến Doric, với phần đỉnh cột không đồng bộ. Ảnh: Slate.

Mỗi cột cách nhau 4,8 m, tạo thành 12 hàng, mỗi hàng gồm 28 cột. Phần lớn trong số đó là thu thập từ những công trình cũ và đẽo từ nhiều loại đá cẩm thạch. Chúng theo nhiều phong cách từ Corint đến Doric, với phần đỉnh cột không đồng bộ. Ảnh: Slate.

 Phần trần của bể dạng mái vòm, đỡ bằng các cây cột. Tường của bể chứa được làm từ gạch, dày 4,8 m. Sàn cũng được làm từ gạch, sau đó thêm một lớp vữa Horasan dày cùng các vật liệu có đặc tính chống thấm. Ảnh: Yerebatan.

Phần trần của bể dạng mái vòm, đỡ bằng các cây cột. Tường của bể chứa được làm từ gạch, dày 4,8 m. Sàn cũng được làm từ gạch, sau đó thêm một lớp vữa Horasan dày cùng các vật liệu có đặc tính chống thấm. Ảnh: Yerebatan.

 Ở góc tây bắc của bể chứa, du khách sẽ thấy hai chiếc đầu Medusa - nữ quái tóc rắn có thể biến người thành đá - được đặt dưới hai cây cột, một đầu lộn ngược và một đầu nằm nghiêng. Đây là những kiệt tác điêu khắc của La Mã, dùng để bảo vệ các tòa nhà lớn và dinh thự riêng. Ảnh: Yerebatan.

Ở góc tây bắc của bể chứa, du khách sẽ thấy hai chiếc đầu Medusa - nữ quái tóc rắn có thể biến người thành đá - được đặt dưới hai cây cột, một đầu lộn ngược và một đầu nằm nghiêng. Đây là những kiệt tác điêu khắc của La Mã, dùng để bảo vệ các tòa nhà lớn và dinh thự riêng. Ảnh: Yerebatan.

 Tương truyền, việc đặt đầu lộn ngược như vậy là để chống việc Medusa có thể hồi sinh. Cũng từ chi tiết kiến trúc này mà nhiều người đồn đại rằng bể chứa nước này là nơi chôn xác của nữ quái đầu rắn. Ảnh: Dailysabah.

Tương truyền, việc đặt đầu lộn ngược như vậy là để chống việc Medusa có thể hồi sinh. Cũng từ chi tiết kiến trúc này mà nhiều người đồn đại rằng bể chứa nước này là nơi chôn xác của nữ quái đầu rắn. Ảnh: Dailysabah.

 Vẻ đẹp ngoạn mục khiến bể chứa dưới lòng Istanbul trở thành bối cảnh của nhiều tác phẩm nổi tiếng, từ tập phim "James Bond" ra mắt năm 1963, "The International", đến tiểu thuyết Hỏa ngục của Dan Brown (và bản chuyển thể thành phim năm 2016). Ảnh: Yerebatan.

Vẻ đẹp ngoạn mục khiến bể chứa dưới lòng Istanbul trở thành bối cảnh của nhiều tác phẩm nổi tiếng, từ tập phim "James Bond" ra mắt năm 1963, "The International", đến tiểu thuyết Hỏa ngục của Dan Brown (và bản chuyển thể thành phim năm 2016). Ảnh: Yerebatan.

 Du khách có thể ghé thăm Bể chứa Basilica từ 9h đến 19h hàng ngày. Nơi này đã mở cửa trở lại từ tháng 7 sau một đợt đại tu, với nhiều sự kiện ấn tượng được lên lịch. Ảnh: Businessturkeytoday.

Du khách có thể ghé thăm Bể chứa Basilica từ 9h đến 19h hàng ngày. Nơi này đã mở cửa trở lại từ tháng 7 sau một đợt đại tu, với nhiều sự kiện ấn tượng được lên lịch. Ảnh: Businessturkeytoday.

An Ngọc

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/be-chua-khong-lo-co-dau-medusa-o-istanbul-post1362259.html