Bên trong Cappadocia – Thành phố ngầm kỳ diệu của Thổ Nhĩ Kỳ
Cappadocia ở miền Trung Thổ Nhĩ Kỳ - thung lũng được hình thành từ lớp đá trầm tích và đá núi lửa, được coi là một trong những kỳ quan nổi tiếng nhất nơi đây.
Đó là một cảnh quan trông gần như xa lạ với lớp đá tufa mềm - được phun ra từ núi lửa từ hàng thiên niên kỷ trước, tạo ra một loạt “ống khói thần tiên” được điêu khắc bởi thiên nhiên hùng vĩ. Đây chính là Cappadocia.
Nằm trên Đồng bằng Anatolian ở miền trung Thổ Nhĩ Kỳ, khu vực lịch sử này được công nhận là Di sản Thế giới của UNESCO năm 1985, thu hút hàng nghìn khách du lịch mỗi năm. Du khách thường thích bay lên bầu trời bằng khinh khí cầu khi mặt trời mọc, ngắm nhìn những khối đá đặc biệt, được gọi là “ống khói thần tiên” với đủ hình dạng và kích cỡ, từ hình nón đến hình chóp nhọn.
Thiên nhiên có thể đã tạo ra cảnh quan rực rỡ này, nhưng chính các nền văn minh cổ đại đã biến đổi và điều chỉnh theo mục đích của riêng họ.
Lối đi ngầm
Sở dĩ Cappadocia trở nên nổi tiếng với những thành phố ngầm thời trung cổ là bởi các công trình kiến trúc ở đây, bao gồm cả các nhà thờ hay những ngôi nhà đều được xây dựng ẩn vào trong các hang động, vách núi, tạo nên khung cảnh ấn tượng. Khi các đội quân cướp bóc đến đây, hàng nghìn người dân sẽ trốn thoát và sống sót dưới mặt đất, đôi khi kéo dài hàng tháng trời.
Cappadocia thực chất là một thung lũng được hình thành từ 3 triệu năm trước bởi những biến động, phun trào địa chất, tạo nên những lớp đá trầm tích. Qua thời gian, chúng dần bị bào mòn thành những hình thù kỳ dị với vân đá độc đáo. Cũng chính vì địa hình giống như hoang mạc, không có nhà cửa hiện đại hay cây cối, luôn bàng bạc một màu của đá vôi mà nơi đây được ví như “thành phố trên cung trăng”.
Omer Tosun là một nhà sưu tập đồ cổ địa phương và là chủ sở hữu của khách sạn sang trọng đầu tiên trong Cappadocia. “Hãy hình dung điều này”, anh nói khi đứng ở nơi từng là một chuồng ngựa dưới lòng đất. “Mọi người đang làm nông ở bên ngoài và sau đó khi một đội quân tấn công, họ sẽ mang theo tất cả động vật xuống dưới hang động”.
Trải dài 18 tầng với độ sâu 85 mét, Derinkuyu là một trong những thành phố ngầm lớn và sâu nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ. Có tới 20.000 người đã ẩn náu giữa những lối đi chật hẹp này trong vòng nhiều tháng vào thời điểm quân Mông Cổ di chuyển ở phía trên. Họ sử dụng hàng trăm phòng chứa hàng, không gian sống và thậm chí cả các đường hầm liên lạc để truyền đi các thông điệp và chuyển tiếp tin tức về những gì đang xảy ra trên mặt đất.
Nhà thờ Bóng tối (Dark Church)
Nhà thờ Bóng tối (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, Karanlık Kilise) là nhà thờ hang động đẹp và nổi tiếng nhất ở Cappadocia. Nằm bên trong Bảo tàng Ngoài trời Göreme, nhà thờ tu viện này sở hữu những bức tường tranh vẽ đẹp ngoạn mục có niên đại vào giữa thế kỷ 11.
Không có địa điểm nào tuyệt vời hơn để tìm hiểu về mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người nơi đây hơn là Bảo tàng ngoài trời Goreme. Ban đầu Goreme được cho là nơi định cư của tu viện Byzantine trước khi trở thành địa điểm hành hương vào thế kỷ 17.
Phía bên ngoài hang động không có bất kỳ một dấu hiệu gì cho thấy chút ít vẻ đẹp của giáo hội ẩn chứa bên trong. Được gọi là Nhà thờ Bóng tối đơn giản chỉ vì kiến trúc này không có cửa sổ, thiếu ánh sáng, đồng nghĩa với việc những bức bích họa tinh xảo phía trong được bảo tồn tuyệt đối. Các bức vẽ đầy màu sắc của Chúa Kitô trên thập tự giá và sự phản bội của Judas có từ thế kỷ 11. Cũng như ở thành phố ngầm Derinkuyu, đây là những điều bất ngờ đáng để chờ đợi.
Vùng đất của những con ngựa đẹp
Những con ngựa hoang dã đã lang thang trên những ngọn núi này trong nhiều thế kỷ. Truyền thuyết nói rằng chính sự hiện diện của chúng đã đặt tên cho Cappadocia.
Irfan Ozdogan, một cao bồi Thổ Nhĩ Kỳ thời hiện đại, chủ nhân của một bức tranh nhỏ nép mình giữa thế giới thần tiên bằng đá xác nhận: “Cappadocia có nghĩa là vùng đất của những con ngựa đẹp”.
Các chuyến đi của Irfan đều có tầm nhìn tuyệt đẹp ra những ống khói cổ tích, cũng như giúp du khách có cơ hội sống chậm lại và tận hưởng hành trình khám phá di tích trên lưng ngựa. Như ngạn ngữ Thổ Nhĩ Kỳ đã lưu truyền qua nhiều thế kỷ, “Người không có ngựa, không có chân”.
Nhưng cảnh quan Cappadocia không chỉ đơn giản là nơi trú ngụ của một thế giới thần tiên dưới lòng đất. Sông Kizilirmak, chảy qua thị trấn Avanos xinh đẹp, là một điển hình khác về sự hòa hợp giữa thiên nhiên và người dân địa phương để tạo ra một điều gì đó đẹp đẽ. Con sông này và lớp bùn mà nó tạo ra đã cung cấp cho nhiều thế hệ thợ thủ công Cappadocia một loại đất sét đỏ đặc biệt khiến Avanos trở nên nổi tiếng với đồ gốm.
Galip Korukcu là một bậc thầy của nghệ thuật, những tác phẩm của ông được ca tụng khắp Cappadocia và hơn thế nữa. Chỉ sử dụng một con quay truyền thống, rõ ràng là Galip đã học nghề gốm từ khi còn nhỏ.
“Tôi đã học cách làm gốm từ cha. Không khó đoán khi cha đã học nó từ ông nội của tôi”, anh vui vẻ nói trong khi nặn gốm. Vợ anh, Lilian, cho biết ít nhất là thế hệ thứ năm trong gia đình anh đã sống với lớp đất sét tuyệt đẹp do dòng sông tạo ra.
Kỳ lạ, tuyệt vời và độc đáo
Nhưng Galip không chỉ sinh ra để làm đồ gốm. Anh còn có một sở thích khác, một thứ gì đó đánh dấu ở Cappadocia và không bắt nguồn từ cảnh quan thiên nhiên. Qua phía sau cửa hàng đồ gốm của Galip chính là Bảo tàng Tóc Avanos. Có thể hiểu, nó được coi là một trong những bảo tàng kỳ lạ nhất trên thế giới. Và với lý do chính đáng.
Có hơn 16.000 lọn tóc từ khắp nơi trên thế giới ở đây. Đây không phải là một bộ sưu tập quá lớn - đúng hơn đây chỉ là một ngôi đền dành cho những mái tóc của phụ nữ. Thật khó để không bị lay chuyển cảm giác rằng tất cả đều có chút kỳ lạ. Phụ nữ đã tặng tóc của họ cho Galip trong hơn 30 năm qua, bao gồm cả Lilian.
Bảo tàng Tóc ít nhất cũng có mục đích. Tất cả những ai tặng lại mái tóc của họ đều để lại một nhãn tên trên đó, họ sẽ được chọn ngẫu nhiên cho một tuần miễn phí tại các lớp học nội trú, chỗ ở và đồ gốm. Một cách, mặc dù hơi khác lạ một chút, để Galip truyền lại các kỹ năng của mình như một người thợ gốm.
Thành phố ngầm Cappadocia còn chìm đắm trong các hoạt động truyền thống của Thổ Nhĩ Kỳ. Trên thực tế, đây là một trong những nơi tốt nhất đất nước để đến với mặt hàng xuất khẩu nổi tiếng nhất: thảm.
Ruth Lockwood, một người sành thảm từ New Zealand đến Thổ Nhĩ Kỳ hơn 30 năm trước cho rằng, trong khi truyền thống làm, bán và mặc cả thảm vẫn còn mạnh mẽ, thì nơi đây đã thay đổi “rất nhiều”. “Khi tôi lần đầu tiên đặt chân đến, nơi đây rất hoang sơ”, cô nhớ lại.
Lockwood nói điều quan trọng nhất khi mua thảm từ thương nhân là đừng tỏ ra quá phấn khích khi tìm thấy tấm yêu thích. “Bởi vì, bạn biết đấy, giá sẽ tăng lên”.
Lockwood đã học cách chọn ra những tấm thảm cổ điển tốt nhất, những tấm thảm giúp kể về lịch sử của thành phố ngầm Cappadocia. Thay vì coi chúng như đồ cũ, cô tin rằng chúng là những món đồ cổ quý giá, “Những tấm thảm đều đại diện cho lịch sử và truyền thống Thổ Nhĩ Kỳ từ xa xưa mà chúng ta không thể quay lại”.
“Mọi vùng đất, mọi ngôi làng, mọi bộ lạc đều có kích cỡ, màu sắc và kiểu dáng đặc trưng thuộc về riêng họ”.