Bên trong 'mật thất' bị niêm phong 40.000 năm của người khác loài

Năm 2021, các nhà khoa học đã phát hiện ra một 'mật thất' trong hang Vanguard, có thể dẫn đường đến nơi chôn cất những người Neanderthals cuối cùng.

Vào năm 2012, các chuyên gia bắt đầu kiểm tra hang Vanguard, một phần của quần thể hang động Gorham, để xác định kích thước thực của hang và tìm hiểu xem liệu hang này có chứa các lối đi và ô được ngăn cách bởi cát hay không.

Vào năm 2012, các chuyên gia bắt đầu kiểm tra hang Vanguard, một phần của quần thể hang động Gorham, để xác định kích thước thực của hang và tìm hiểu xem liệu hang này có chứa các lối đi và ô được ngăn cách bởi cát hay không.

Vào tháng 8/2021, nhóm nghiên cứu, dẫn đầu bởi Giáo sư Clive Finlayson, một nhà sinh học tiến hóa, Giám đốc Bảo tàng Quốc gia Gibraltar, đã phát hiện ra một khoang trống trong lớp trầm tích mà họ đang đào mở rộng để chui qua.

Vào tháng 8/2021, nhóm nghiên cứu, dẫn đầu bởi Giáo sư Clive Finlayson, một nhà sinh học tiến hóa, Giám đốc Bảo tàng Quốc gia Gibraltar, đã phát hiện ra một khoang trống trong lớp trầm tích mà họ đang đào mở rộng để chui qua.

Khoang trống này dẫn đến một không gian dài 13 m trên trần của hang động, nơi có thạch nhũ rủ xuống và những tấm màn đá bị vỡ, cho thấy nơi đây đã phải hứng chịu thiệt hại từ một trận động đất cổ đại.

Khoang trống này dẫn đến một không gian dài 13 m trên trần của hang động, nơi có thạch nhũ rủ xuống và những tấm màn đá bị vỡ, cho thấy nơi đây đã phải hứng chịu thiệt hại từ một trận động đất cổ đại.

Khoảng trống này là một " mật thất" được niêm phong suốt 40.000 năm, trong đó họ tìm thấy xương động vật và những dấu tích cho thấy có con người từng sinh sống.

Khoảng trống này là một " mật thất" được niêm phong suốt 40.000 năm, trong đó họ tìm thấy xương động vật và những dấu tích cho thấy có con người từng sinh sống.

Trong các hang động khác tại khu phức hợp hang động này, người ra từng tìm thấy các công cụ và bếp sưởi của người Neanderthals, nhưng chưa tìm thấy bất kỳ hài cốt nào.

Trong các hang động khác tại khu phức hợp hang động này, người ra từng tìm thấy các công cụ và bếp sưởi của người Neanderthals, nhưng chưa tìm thấy bất kỳ hài cốt nào.

Giáo sư Clive Finlayson, nhà sinh học tiến hóa, cựu giám đốc Bảo tàng Quốc gia Gibraltar, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết nhóm của ông đã tìm thấy xương chân của một con linh miêu, đốt sống của một con linh cẩu đốm và xương cánh lớn của một con kền kền xám, cùng 6-7 dấu móng vuốt trên các bức tường hang động.

Giáo sư Clive Finlayson, nhà sinh học tiến hóa, cựu giám đốc Bảo tàng Quốc gia Gibraltar, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết nhóm của ông đã tìm thấy xương chân của một con linh miêu, đốt sống của một con linh cẩu đốm và xương cánh lớn của một con kền kền xám, cùng 6-7 dấu móng vuốt trên các bức tường hang động.

Trước đó tại hệ thống hang động này, nhóm của giáo sư Finlayson đã tìm thấy khá nhiều căn phòng nơi người Neanderthals đã làm phòng ăn, nơi ngủ lại, và cả một nơi chứa chiếc răng sữa của một đứa trẻ - có lẽ không may bị linh cẩu tấn công và kéo vào một khoang hẹp của hang.

Trước đó tại hệ thống hang động này, nhóm của giáo sư Finlayson đã tìm thấy khá nhiều căn phòng nơi người Neanderthals đã làm phòng ăn, nơi ngủ lại, và cả một nơi chứa chiếc răng sữa của một đứa trẻ - có lẽ không may bị linh cẩu tấn công và kéo vào một khoang hẹp của hang.

"Người ta sẽ không chôn người chết trong phòng khách hay phòng ngủ'' - giáo sư Finlayson giải thích và cho rằng việc tìm thấy các dấu vết sinh sống ở các khoang dễ tiếp cận của hang nhưng không tìm thấy hài cốt là điều tự nhiên.

"Người ta sẽ không chôn người chết trong phòng khách hay phòng ngủ'' - giáo sư Finlayson giải thích và cho rằng việc tìm thấy các dấu vết sinh sống ở các khoang dễ tiếp cận của hang nhưng không tìm thấy hài cốt là điều tự nhiên.

''Căn phòng bí mật" vừa được tìm thấy cho thấy người Neanderthals thời kỳ cuối có vẻ đang cố ý tạo ra những căn phòng bí mật vì những mục đích riêng.

''Căn phòng bí mật" vừa được tìm thấy cho thấy người Neanderthals thời kỳ cuối có vẻ đang cố ý tạo ra những căn phòng bí mật vì những mục đích riêng.

Việc tiếp tục lần tìm các khoang bị lấp kín khác của hang động như mê cung này có thể dẫn tới nơi họ dùng làm hầm mộ. Ở những nơi khác trong hang, nhóm nghiên cứu đã tìm thấy rất nhiều bằng chứng về việc người Neanderthal sống ở đây như lò lửa để sưởi, các công cụ bằng đá, dấu vết của các loài động vật bị giết thịt.

Việc tiếp tục lần tìm các khoang bị lấp kín khác của hang động như mê cung này có thể dẫn tới nơi họ dùng làm hầm mộ. Ở những nơi khác trong hang, nhóm nghiên cứu đã tìm thấy rất nhiều bằng chứng về việc người Neanderthal sống ở đây như lò lửa để sưởi, các công cụ bằng đá, dấu vết của các loài động vật bị giết thịt.

Người Neanderthals, từng được tưởng là mông muội, đã được các bằng chứng cổ sinh học trong vài năm gần đây chứng minh là phát triển không kém cạnh người hiện đại Homo sapiens chúng ta, với một số kỹ năng chế tác công cụ, dệt sợi... có khi còn đi trước tổ tiên chúng ta.

Người Neanderthals, từng được tưởng là mông muội, đã được các bằng chứng cổ sinh học trong vài năm gần đây chứng minh là phát triển không kém cạnh người hiện đại Homo sapiens chúng ta, với một số kỹ năng chế tác công cụ, dệt sợi... có khi còn đi trước tổ tiên chúng ta.

Các nhà nghiên cứu tin rằng, khu vực hang động mới được tìm thấy này có thể mang lại những manh mối quý giá về sự tồn tại, xã hội, nền văn hóa của người Neanderthal ở ven biển Địa Trung Hải.

Các nhà nghiên cứu tin rằng, khu vực hang động mới được tìm thấy này có thể mang lại những manh mối quý giá về sự tồn tại, xã hội, nền văn hóa của người Neanderthal ở ven biển Địa Trung Hải.

NH (Th)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/ben-trong-mat-that-bi-niem-phong-40000-nam-cua-nguoi-khac-loai-2036767.html