Bên trong nhà máy xử lý nước thải lớn nhất TPHCM

Sau khi hoàn thành nâng cấp, mở rộng ở giai đoạn 2, nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng (huyện Bình Chánh, TPHCM) hiện có công suất 469.000 m3/ngày đêm. Tính đến thời điểm hiện tại, đây là nhà máy xử lý nước thải có công suất lớn nhất TPHCM nói riêng và cả nước nói chung.

 Gói thầu mở rộng nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng (huyện Bình Chánh, TPHCM) thuộc dự án cải thiện môi trường nước TPHCM lưu vực kênh Tàu Hũ - Bến Nghé - kênh Đôi - kênh Tẻ (giai đoạn 2).

Gói thầu mở rộng nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng (huyện Bình Chánh, TPHCM) thuộc dự án cải thiện môi trường nước TPHCM lưu vực kênh Tàu Hũ - Bến Nghé - kênh Đôi - kênh Tẻ (giai đoạn 2).

 Đây là dự án sử dụng nguồn vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản thông qua cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA): 9.850 tỷ đồng (chiếm 87% tổng mức đầu tư); nguồn vốn đối ứng từ ngân sách thành phố là 1.450 tỷ đồng (chiếm 13% tổng mức đầu tư).

Đây là dự án sử dụng nguồn vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản thông qua cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA): 9.850 tỷ đồng (chiếm 87% tổng mức đầu tư); nguồn vốn đối ứng từ ngân sách thành phố là 1.450 tỷ đồng (chiếm 13% tổng mức đầu tư).

 Sau 9 năm thi công và hoàn thành các thủ tục cần thiết, sáng nay (30/8), Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TPHCM (gọi tắt là Ban Giao thông, chủ đầu tư) phối hợp Sở Xây dựng TP đã tổ chức khánh thành công trình mở rộng mạng lưới thu gom và nâng cấp, mở rộng nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng (giai đoạn 2).

Sau 9 năm thi công và hoàn thành các thủ tục cần thiết, sáng nay (30/8), Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TPHCM (gọi tắt là Ban Giao thông, chủ đầu tư) phối hợp Sở Xây dựng TP đã tổ chức khánh thành công trình mở rộng mạng lưới thu gom và nâng cấp, mở rộng nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng (giai đoạn 2).

 Ông Lương Minh Phúc - Giám đốc Ban Giao thông TPHCM cho biết: "Sau thời gian triển khai thực hiện dự án cải tạo môi trường nước TPHCM giai đoạn 1 và 2. Đến nay, một cù lao sình lầy, lau sậy ở xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh đã trở thành một nhà máy xử lý nước thải hiện đại với công suất xử lý nước thải 469.000m3/ngày đêm, lớn nhất trong cả nước tính đến thời điểm hiện tại".

Ông Lương Minh Phúc - Giám đốc Ban Giao thông TPHCM cho biết: "Sau thời gian triển khai thực hiện dự án cải tạo môi trường nước TPHCM giai đoạn 1 và 2. Đến nay, một cù lao sình lầy, lau sậy ở xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh đã trở thành một nhà máy xử lý nước thải hiện đại với công suất xử lý nước thải 469.000m3/ngày đêm, lớn nhất trong cả nước tính đến thời điểm hiện tại".

 Lãnh đạo Ban Giao thông TPHCM cho biết thêm, nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng không chỉ có chức năng xử lý nước thải đơn thuần mà đã được quy hoạch, xây dựng thành một "điểm đến xanh" với hàng chục ha cây xanh, phòng thí nghiệm, hệ thống quan trắc để trở thành một điểm học tập, đào tạo, tham quan, giáo dục môi trường cho người dân thành phố, đặc biệt là những công dân trẻ.

Lãnh đạo Ban Giao thông TPHCM cho biết thêm, nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng không chỉ có chức năng xử lý nước thải đơn thuần mà đã được quy hoạch, xây dựng thành một "điểm đến xanh" với hàng chục ha cây xanh, phòng thí nghiệm, hệ thống quan trắc để trở thành một điểm học tập, đào tạo, tham quan, giáo dục môi trường cho người dân thành phố, đặc biệt là những công dân trẻ.

 Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng giai đoạn 2 hoàn thành nâng công suất xử lý nước thải lên 469.000m3/ngày đêm, tăng thêm 328.000m3/ngày đêm so với giai đoạn 1. Trước đó năm 2008, nhà máy xử lý nước thải này đã hoàn thành giai đoạn 1 với công suất 141.000 m3/ngày đêm.

Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng giai đoạn 2 hoàn thành nâng công suất xử lý nước thải lên 469.000m3/ngày đêm, tăng thêm 328.000m3/ngày đêm so với giai đoạn 1. Trước đó năm 2008, nhà máy xử lý nước thải này đã hoàn thành giai đoạn 1 với công suất 141.000 m3/ngày đêm.

 Nước thải sau khi được thu gom sẽ được đưa về nhà máy để tiến hành quá trình xử lý lắng lọc theo đúng quy trình.

Nước thải sau khi được thu gom sẽ được đưa về nhà máy để tiến hành quá trình xử lý lắng lọc theo đúng quy trình.

 Công nhân tiến hành phun nước, rửa váng dầu ở bể lọc.

Công nhân tiến hành phun nước, rửa váng dầu ở bể lọc.

 Công nhân tiến hành điều tiết lượng nước thải ở từng bể lọc.

Công nhân tiến hành điều tiết lượng nước thải ở từng bể lọc.

Nước thải được đưa vào hệ thống xử lý vi sinh để loại bỏ các chất hữu cơ trước khi xả thải ra môi trường.

Nước thải được đưa vào hệ thống xử lý vi sinh để loại bỏ các chất hữu cơ trước khi xả thải ra môi trường.

 Việc kiểm tra bảo trì, bảo dưỡng hệ thống van, cửa bể lọc được thực hiện thường xuyên.

Việc kiểm tra bảo trì, bảo dưỡng hệ thống van, cửa bể lọc được thực hiện thường xuyên.

 Công nhân đang kiểm tra các thiết bị ở khu vực bên trong nhà máy.

Công nhân đang kiểm tra các thiết bị ở khu vực bên trong nhà máy.

 Khu vực bên trong nhà máy chủ yếu được vận hành tự động.

Khu vực bên trong nhà máy chủ yếu được vận hành tự động.

 Từ dòng nước đen ngòm đủ loại tạp chất, cặn bẩn bốc mùi hôi thối, qua quá trình lắng lọc và xử lý, nước đã đủ tiêu chuẩn để xả ra môi trường.

Từ dòng nước đen ngòm đủ loại tạp chất, cặn bẩn bốc mùi hôi thối, qua quá trình lắng lọc và xử lý, nước đã đủ tiêu chuẩn để xả ra môi trường.

 Từ năm 2009, khi nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng (giai đoạn 1) cùng hệ thống cống bao thu gom và trạm bơm nước thải Đồng Diều đi vào hoạt động đến nay, khoảng 650 triệu m3 nước thải trong lưu vực kênh Tàu Hũ - Bến Nghé - kênh Đôi - kênh Tẻ được thu gom không xả thẳng ra kênh gây ô nhiễm như trước đây.

Từ năm 2009, khi nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng (giai đoạn 1) cùng hệ thống cống bao thu gom và trạm bơm nước thải Đồng Diều đi vào hoạt động đến nay, khoảng 650 triệu m3 nước thải trong lưu vực kênh Tàu Hũ - Bến Nghé - kênh Đôi - kênh Tẻ được thu gom không xả thẳng ra kênh gây ô nhiễm như trước đây.

Theo Ban Giao thông TPHCM, với vốn vay ODA từ Chính phủ Nhật Bản và vốn đối ứng của TPHCM, dự án cải thiện môi trường nước thành phố giai đoạn 1 và 2 đã được thực hiện và giai đoạn 3 (sẽ triển khai trong giai đoạn 2025-2030) sẽ thu gom, xử lý toàn bộ lượng nước thải sinh hoạt trong toàn lưu vực kênh Tàu Hũ - Bến Nghé - kênh Đôi - kênh Tẻ, nâng cao chất lượng sống cho khoảng 3,4 triệu dân trên địa bàn 8 quận, huyện của thành phố.

Theo Ban Giao thông TPHCM, với vốn vay ODA từ Chính phủ Nhật Bản và vốn đối ứng của TPHCM, dự án cải thiện môi trường nước thành phố giai đoạn 1 và 2 đã được thực hiện và giai đoạn 3 (sẽ triển khai trong giai đoạn 2025-2030) sẽ thu gom, xử lý toàn bộ lượng nước thải sinh hoạt trong toàn lưu vực kênh Tàu Hũ - Bến Nghé - kênh Đôi - kênh Tẻ, nâng cao chất lượng sống cho khoảng 3,4 triệu dân trên địa bàn 8 quận, huyện của thành phố.

 Khu vực các bể lắng lọc, xử lý nước thải tại nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng.

Khu vực các bể lắng lọc, xử lý nước thải tại nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng.

Ông Bùi Xuân Cường - Phó Chủ tịch UBND TPHCM cho biết, khi đưa nhà máy Bình Hưng (giai đoạn 2) vào vận hành sẽ nâng tỷ lệ thu gom và xử lý nước thải của TPHCM từ 20,6% lên thành 40,8%.

Để dự án cải thiện môi trường nước TPHCM giai đoạn 2 được phát huy hiệu quả và hoàn thành trọn vẹn, ông Bùi Xuân Cường đề nghị chủ đầu tư dự án cùng các đơn vị tư vấn, nhà thầu tiếp tục phối hợp với JICA, các sở ngành liên quan và tranh thủ ý kiến hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương, các Tổ công tác để xử lý dứt điểm các vấn đề tồn đọng với các nhà thầu trong năm 2024.

"Bên cạnh đó, chủ đầu tư cần phối hợp với Sở Xây dựng, Trung tâm Hạ tầng kỹ thuật, cùng các đơn vị liên quan thực hiện tốt công tác vận hành nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng giai đoạn 1 và giai đoạn 2, hoàn tất các thủ tục với Bộ Tài nguyên Môi trường về kết quả vận hành 6 tháng đầu tiên và chuyển sang giai đoạn vận hành ổn định theo quy định"- Phó Chủ tịch UBND TPHCM chỉ đạo.

Hữu Huy

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/ben-trong-nha-may-xu-ly-nuoc-thai-lon-nhat-tphcm-post1668421.tpo