Bên trong trại tập trung giam phụ nữ của Hitler

Ravensbruck là trại tập trung lớn duy nhất của trùm phát xít Hitler chủ yếu dành cho phụ nữ với số nữ tù nhân lên đến hơn 100.000 người.

Cuối mùa thu năm 1938, trùm phát xít Himmler đã cho xây dựng trại tập trung chủ yếu dành cho phụ nữ ở Ravensbruck. Đến cuối năm 1938, 500 tù nhân đã được chuyển từ trại tập trung Sachsenhausen đến Ravensbruck. Có thời điểm, trại tập trung này là nơi giam cầm 150.000 tù nhân, trong đó có 130.000 người là tù nhân nữ. Trong ảnh là nữ tù nhân ở trại tập trung Ravensbruck lao động khổ sai.

Các nữ tù nhân bị bắt làm việc khắc khổ, điều kiện sinh hoạt thấp.

Các nữ tù nhân làm việc trong xưởng sửa chữa, đóng giày tại trại tử thần Ravensbruck.

Những nữ tù nhân Do Thái ở trại tập trung Ravensbruck. Theo một số nhân chứng sống sót, nữ tù nhân bị phát xít Đức giam cầm tại đây thường bị hành hạ một cách khủng khiếp. Trong đó có việc nữ tù nhân bị ép buộc phá thai bằng bạo lực, trẻ sơ sinh bị vứt bỏ hoặc bóp cổ cho đến khi tắt thở.

Nữ tù nhân làm công việc nặng nhọc, khiến một số người tử vong khi làm việc.

Các nữ tù nhân bao gồm cả già lẫn trẻ đứng cạnh hàng rào dây thép gai của trại tập trung Ravensbruck.

Một số trẻ em ở trại tử thần Ravensbruck bị cạo trọc đầu.

Nữ bác sĩ đồ tể Herta Oberheuser làm việc tại trại tập trung Ravensbruck bị binh sĩ Mỹ dẫn giải tới phiên tòa xét xử tội phạm chiến tranh do gây ra những tội ác kinh hoàng đối với tù nhân trong thời gian Hitler nắm quyền.

Trước khi phát xít Đức bại trận, Heinrich Himmler (bên trái ảnh) là người giám sát toàn bộ hệ thống trại tập trung. Trong đó, trùm phát xít này thường xuyên tới trại tử thần Ravensbruck.

Ảnh chụp lò thiêu ở trại tập trung Ravensbruck. Trại tử thần này cũng có một phòng hơi độc để có thể giết hại cùng lúc một số lượng lớn tù nhân.

Quang cảnh những tòa nhà trong trại tập trung được các đồ tể khát máu của Hitler sử dụng làm nơi tra tấn, giết hại cũng như thực hiện những thí nghiệm man rợ trên cơ thể người...

Những dấu nhân màu trắng trên áo của nữ tù nhân để phân biệt họ với dân thường tập trung một chỗ khi trại tập trung này được quân đồng minh giải phóng năm 1945.

Tâm Anh (theo Vintag)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/ben-trong-trai-tap-trung-giam-phu-nu-cua-hitler-446215.html