Bệnh Basedow: Nguyên nhân, biến chứng và cách phòng ngừa

Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh Basedow có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm thậm chí có khả năng tử vong.

Nguyên nhân

Bệnh Basedow là do trục trặc trong hệ thống miễn dịch chống lại bệnh tật của cơ thể. Hệ thống miễn dịch thường tạo ra các kháng thể để nhắm mục tiêu loại virus, vi khuẩn hoặc chất lạ khác. Trong bệnh Basedow - vì những lý do chưa được hiểu rõ - hệ thống miễn dịch tạo ra kháng thể đối với một phần tế bào trong tuyến sản xuất hormone ở cổ (tuyến giáp).

Theo thống kê, phần lớn bệnh Basedow có liên quan đến di truyền (chiếm khoảng 79%). Phần còn lại do các yếu tố khác như tuổi tác, giới tính, cơ địa, môi trường sống, hóa chất có trong thực phẩm ăn uống hằng ngày.

Bệnh xảy ra ở mọi độ tuổi, tuy nhiên tập trung nhất là độ tuổi 20 - 40 tuổi. Phụ nữ tỉ lệ mắc bệnh nhiều hơn nam giới.

Một vài yếu tố ghi nhận có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Basedow như:

- Lịch sử gia đình

Tiền sử gia đình mắc bệnh Basedow là một yếu tố rủi ro. Nên có khả năng một hoặc nhiều gen có thể khiến một người dễ mắc chứng rối loạn này hơn.

Bệnh Graves phổ biến hơn ở phụ nữ và những người trên 30 tuổi.

Bệnh Graves phổ biến hơn ở phụ nữ và những người trên 30 tuổi.

- Thai nghén nhất là giai đoạn chu sinh (hậu sản)

Mang thai hoặc sinh con có thể làm tăng nguy cơ mắc rối loạn này. Đặc biệt là ở những phụ nữ có gen làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

- Dùng nhiều i-ốt, đặc biệt dân cư sống trong vùng thiếu i-ốt

- Rối loạn tự miễn dịch khác

Những người mắc các rối loạn khác của hệ thống miễn dịch, chẳng hạn như bệnh tiểu đường loại 1 hoặc viêm khớp dạng thấp, có nguy cơ cao hơn.

- Căng thẳng về cảm xúc hoặc thể chất

Việc căng thẳng trong cuộc sống hoặc bệnh tật có thể đóng vai trò là nguyên nhân khởi phát bệnh Basedow ở những người có gen làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

- Dùng lithium làm thay đổi đáp ứng miễn dịch

- Ngừng corticoid đột ngột

- Hút thuốc

Hút thuốc lá, có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, làm tăng nguy cơ mắc bệnh Basedow. Những người hút thuốc mắc bệnh Basedow cũng có nguy cơ mắc bệnh mắt Basedow cao hơn.

Triệu chứng của bệnh Basedow được chia theo hai hội chứng là biểu hiện tại tuyến giáp và ngoài tuyến giáp.

Triệu chứng của bệnh Basedow được chia theo hai hội chứng là biểu hiện tại tuyến giáp và ngoài tuyến giáp.

Các biến chứng của bệnh Basedow là gì?

Không được điều trị, bệnh Basedow có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm:

- Nếu không được điều trị, bệnh Basedow có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim, thay đổi cấu trúc và chức năng của cơ tim và tim không có khả năng bơm đủ máu cho cơ thể (suy tim). Nhịp tim nhanh và không đều có thể dẫn đến cục máu đông, đột quỵ, suy tim và các vấn đề liên quan đến tim khác.

- Loãng xương và các vấn đề về cơ. Độ giòn của của xương phụ thuộc một phần vào lượng canxi và các khoáng chất khác. Quá nhiều hormone tuyến giáp cản trở khả năng kết hợp canxi vào xương của cơ thể bạn

- Vấn đề về chu kỳ kinh nguyệt, khả năng sinh sản và mang thai. Đặc biệt là vấn đề thai kỳ. Các biến chứng có thể xảy ra của bệnh Basedow khi mang thai bao gồm sảy thai, sinh non, rối loạn chức năng tuyến giáp của thai nhi, thai nhi phát triển kém, suy tim ở mẹ và tiền sản giật. Tiền sản giật là một tình trạng của người mẹ dẫn đến huyết áp cao và các dấu hiệu và triệu chứng nghiêm trọng khác.

- Cơn bão giáp trạng. Một biến chứng hiếm gặp nhưng đe dọa tính mạng của bệnh Basedow là cơn bão tuyến giáp. Còn được gọi là cường giáp cấp tốc hoặc khủng hoảng nhiễm độc giáp. Nó có nhiều khả năng xảy ra khi cường giáp nặng không được điều trị hoặc điều trị không đầy đủ.

- Khó chịu ở mắt và thay đổi thị lực

Bệnh Basedow nếu không được điều trị có thể gây các biến chứng khó chịu ở mắt và thay đổi thị lực.

Bệnh Basedow nếu không được điều trị có thể gây các biến chứng khó chịu ở mắt và thay đổi thị lực.

Cách phòng ngừa

Basedow gây nguy hiểm cho hệ tim mạch nếu như không được điều trị kịp thời và điều trị đúng cách. Thậm chí bệnh nhân sẽ rơi vào tình trạng tử vong trong tình trạng suy tim, suy kiệt. Và đặc biệt trong tình trạng cơn bão giáp, một trong những biến chứng nặng của bệnh. Các chuyên gia vẫn chưa chắc chắn nguyên nhân gây ra các bệnh tự miễn dịch như bệnh Basedow. Hiện tại, không có cách nào để ngăn chặn tình trạng này. Tuy nhiên, người đã mắc bệnh Basedow cần tuân thủ một số biện pháp để làm giảm nguy cơ tái phát của bệnh:

- Duy trì một cuộc sống lành mạnh, nâng cao sức đề kháng của cơ thể bằng cách ăn uống đầy đủ và khoa học (hạn chế ăn các thực phẩm chứa quá nhiều i-ốt), tập thể dục thường xuyên.

- Tránh hút thuốc và hút thuốc thụ động. Vì hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh Basedow và bệnh mắt Basedow.

- Giữ tinh thần thoải mái và suy nghĩ tích cực, tránh những căng thẳng mệt mỏi về cả thể chất và tinh thần.

- Nếu mắc Basedow bạn cần điều trị bệnh dứt điểm trước khi mang thai. Vì thai sản là yếu tố nguy cơ làm bệnh nặng thêm.

- Thăm khám sức khỏe định kỳ và tuân thủ các nguyên tắc điều trị của bác sĩ.

ThsBS Hoàng Vũ

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/benh-basedow-nguyen-nhan-bien-chung-va-cach-phong-ngua-169230131103313607.htm