Bệnh nhân nhập viện tăng khi thời tiết giao mùa

Trong thời điểm giao mùa từ thu sang đông, thời tiết thay đổi thất thường. Theo Đài khí tượng thủy văn Hòa Bình, khu vực tỉnh nền nhiệt dao động mạnh từ 15 - 29, 30oC. Buổi sáng và đêm thường lạnh, buổi trưa lại nóng, có lúc có mưa. Đây là điều kiện cho các vi rút, vi khuẩn phát triển, gây hại cho sức khỏe con người, nhất là trẻ em, người già.

 Bác sỹ Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh thăm khám, tư vấn cho người nhà bệnh nhi về chăm sóc trẻ. Bệnh nhi Bùi Tiến Đạt ở xóm Gù, xã Hiền Lương (Đà Bắc) mới 2 tháng tuổi được gia đình đưa đến Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh khám và điều trị trong tình trạng thở khò khè, viêm phế quản phổi. Do tình trạng bệnh khá nặng nên đã phải điều trị tại khoa 10 ngày và tiếp tục điều trị. Trước đó, bệnh nhi đã khám và điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Đà Bắc. Trẻ em sức đề kháng yếu, dễ nhiễm bệnh và có thể mắc nhiều bệnh cùng một lúc. Những ngày cuối tháng 10, đầu tháng 11/2019, Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh khám cho gần 100 lượt bệnh nhi từ 0 - 15 tuổi/ngày và khoảng 30 - 40 trẻ phải nhập viện điều trị. Trong đó, nhiều ca đến khám, vào viện trong tình trạng khó thở, suy hô hấp hoặc mất nước nặng phải điều trị dài ngày. Theo các bác sỹ, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng. Bác sĩ CKI Ninh Duy Kiên, Phó trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết: Thời điểm này, trẻ đến khám và nhập viện tăng gấp 2 lần so với bình thường. Trẻ chủ yếu mắc các bệnh về hô hấp, tiêu hóa, miễn dịch dị ứng như: viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản phổi, viêm mũi dị ứng, mẩn ngứa mề đay... và các bệnh truyền nhiễm như: sởi, thủy đậu, tay - chân - miệng. Có trường hợp trẻ cùng lúc vừa bị viêm phổi vừa bị tiêu chảy, dị ứng. Để phòng bệnh cho trẻ, cần giữ nhiệt độ cơ thể ổn định. Buổi sáng và buổi tối, khi nhiệt độ hạ thấp cần giữ ấm, buổi trưa có nắng, nhiệt độ tăng mạnh có thể cho trẻ mặc thoáng hơn. Nâng cao sức đề kháng cho trẻ và tránh cho các cháu đến những nơi tập trung đông người vì vi rút, vi khuẩn thời điểm này lây lan nhanh hơn. Tại Khoa Tai mũi họng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, lượng bệnh nhân nhập viện cũng tăng so với thời điểm khác, trong đó chiếm phần lớn là trẻ nhỏ và người cao tuổi. Trung bình mỗi ngày, khoa khám cho từ 40 - 50 lượt bệnh nhân, trong đó, từ 10 - 15 bệnh nhân trong tình trạng phải nhập viện điều trị. Các bệnh lý chủ yếu liên quan đến tai, mũi, họng như: viêm xoang mạn tính, viêm mũi xoang dị ứng, viêm mũi họng cấp, viêm thanh quản cấp, viêm tai giữa, viêm A, ù tai... Bà Bùi Thị Minh ở xóm Chanh, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) cho biết: Tôi bị viêm xoang, khi thời tiết chuyển mùa, bệnh lại tái phát. Tôi thường xuyên bị nhức đầu, chảy mước mắt, phải nhập viện điều trị 1 tuần, rồi mổ. Sau mổ, sức khỏe dần ổn định. Để bảo vệ sức khỏe, nhất là khi thời tiết chuyển mùa, người dân cần chủ động tìm hiểu các biện pháp phòng, tránh bệnh, tiêm chủng đầy đủ cho trẻ và thực hiện theo khuyến cáo của bác sỹ. Thạc sĩ, bác sĩ CKI Lê Công Hải, Phó trưởng khoa Tai mũi họng khuyến cáo: Khi thời tiết thay đổi, mọi người nên giữ ấm cơ thể, nhất là gan bàn tay, bàn chân, tránh tắm lạnh; chế độ ăn đầy đủ, đảm bảo dinh dưỡng; tập thể dục điều độ. Vệ sinh tai, mũi, họng như rửa mũi bằng nước muối 0,9% để đảm bảo đường hô hấp được sạch sẽ, hạn chế nguy cơ lây lan của vi khuẩn, vi rút. Hiện nay, trong cộng đồng có một tỷ lệ khá lớn người dân sử dụng thuốc không theo chỉ định của bác sỹ hoặc sử dụng lại các đơn thuốc cũ khám từ trước. Điều đó dẫn đến nguy cơ kháng thuốc. Vì vậy, khi có các triệu chứng của bệnh nên đến các cơ sở y tế để khám và điều trị. Cẩm Lệ

Bác sỹ Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh thăm khám, tư vấn cho người nhà bệnh nhi về chăm sóc trẻ. Bệnh nhi Bùi Tiến Đạt ở xóm Gù, xã Hiền Lương (Đà Bắc) mới 2 tháng tuổi được gia đình đưa đến Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh khám và điều trị trong tình trạng thở khò khè, viêm phế quản phổi. Do tình trạng bệnh khá nặng nên đã phải điều trị tại khoa 10 ngày và tiếp tục điều trị. Trước đó, bệnh nhi đã khám và điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Đà Bắc. Trẻ em sức đề kháng yếu, dễ nhiễm bệnh và có thể mắc nhiều bệnh cùng một lúc. Những ngày cuối tháng 10, đầu tháng 11/2019, Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh khám cho gần 100 lượt bệnh nhi từ 0 - 15 tuổi/ngày và khoảng 30 - 40 trẻ phải nhập viện điều trị. Trong đó, nhiều ca đến khám, vào viện trong tình trạng khó thở, suy hô hấp hoặc mất nước nặng phải điều trị dài ngày. Theo các bác sỹ, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng. Bác sĩ CKI Ninh Duy Kiên, Phó trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết: Thời điểm này, trẻ đến khám và nhập viện tăng gấp 2 lần so với bình thường. Trẻ chủ yếu mắc các bệnh về hô hấp, tiêu hóa, miễn dịch dị ứng như: viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản phổi, viêm mũi dị ứng, mẩn ngứa mề đay... và các bệnh truyền nhiễm như: sởi, thủy đậu, tay - chân - miệng. Có trường hợp trẻ cùng lúc vừa bị viêm phổi vừa bị tiêu chảy, dị ứng. Để phòng bệnh cho trẻ, cần giữ nhiệt độ cơ thể ổn định. Buổi sáng và buổi tối, khi nhiệt độ hạ thấp cần giữ ấm, buổi trưa có nắng, nhiệt độ tăng mạnh có thể cho trẻ mặc thoáng hơn. Nâng cao sức đề kháng cho trẻ và tránh cho các cháu đến những nơi tập trung đông người vì vi rút, vi khuẩn thời điểm này lây lan nhanh hơn. Tại Khoa Tai mũi họng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, lượng bệnh nhân nhập viện cũng tăng so với thời điểm khác, trong đó chiếm phần lớn là trẻ nhỏ và người cao tuổi. Trung bình mỗi ngày, khoa khám cho từ 40 - 50 lượt bệnh nhân, trong đó, từ 10 - 15 bệnh nhân trong tình trạng phải nhập viện điều trị. Các bệnh lý chủ yếu liên quan đến tai, mũi, họng như: viêm xoang mạn tính, viêm mũi xoang dị ứng, viêm mũi họng cấp, viêm thanh quản cấp, viêm tai giữa, viêm A, ù tai... Bà Bùi Thị Minh ở xóm Chanh, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) cho biết: Tôi bị viêm xoang, khi thời tiết chuyển mùa, bệnh lại tái phát. Tôi thường xuyên bị nhức đầu, chảy mước mắt, phải nhập viện điều trị 1 tuần, rồi mổ. Sau mổ, sức khỏe dần ổn định. Để bảo vệ sức khỏe, nhất là khi thời tiết chuyển mùa, người dân cần chủ động tìm hiểu các biện pháp phòng, tránh bệnh, tiêm chủng đầy đủ cho trẻ và thực hiện theo khuyến cáo của bác sỹ. Thạc sĩ, bác sĩ CKI Lê Công Hải, Phó trưởng khoa Tai mũi họng khuyến cáo: Khi thời tiết thay đổi, mọi người nên giữ ấm cơ thể, nhất là gan bàn tay, bàn chân, tránh tắm lạnh; chế độ ăn đầy đủ, đảm bảo dinh dưỡng; tập thể dục điều độ. Vệ sinh tai, mũi, họng như rửa mũi bằng nước muối 0,9% để đảm bảo đường hô hấp được sạch sẽ, hạn chế nguy cơ lây lan của vi khuẩn, vi rút. Hiện nay, trong cộng đồng có một tỷ lệ khá lớn người dân sử dụng thuốc không theo chỉ định của bác sỹ hoặc sử dụng lại các đơn thuốc cũ khám từ trước. Điều đó dẫn đến nguy cơ kháng thuốc. Vì vậy, khi có các triệu chứng của bệnh nên đến các cơ sở y tế để khám và điều trị. Cẩm Lệ

Nguồn Hòa Bình: http://www.baohoabinh.com.vn/219/134725/benh-nhan-nhap-vien-tang-khi-thoi-tiet-giao-mua.htm