Bệnh viện nào có lịch sử lâu đời nhất Việt Nam?
Đây là bệnh viện tọa lạc tại TP.HCM, có tuổi đời trên 160 năm, vậy đó bệnh viện nào?
1. Bệnh viện nào lâu đời nhất Việt Nam?
A
Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức
B
Bệnh viện Bạch Mai
C
Bệnh viện Chợ Rẫy
D
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM
Tháng 11/2022, tại lễ kỷ niệm 160 năm thành lập, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM đã xác lập kỷ lục "Bệnh viện lâu đời nhất Việt Nam" do Tổ chức Kỷ lục Việt Nam, đơn vị trực thuộc Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam công nhận.
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM tiền thân là Bệnh viện Chợ Quán thành lập năm 1861. Khi mới thành lập, đây được coi là đơn vị dã chiến nhằm chuẩn bị phục vụ trận đánh đồn Kỳ Hòa diễn ra ngày 24/2/1861.
Bệnh viện tọa lạc tại làng Chợ Quán, giữa Sài Gòn – Chợ Lớn lúc bấy giờ, bên bờ kênh người Hoa (Arroyo Chinois) nay gọi là kênh Tàu Hũ. Cơ sở ban đầu của bệnh viện là những ngôi nhà mái ngói của người Việt Nam giàu có để lại khi sơ tán, được bổ sung thêm giường bệnh. Lực lượng y tế phụ trách là quân y Pháp.
2. Ban đầu bệnh viện chủ yếu tiếp nhận người bị bệnh gì?
A
Hoa liễu
Bệnh viện tiếp nhận những bệnh nhân đầu tiên chủ yếu là người bị thương, sốt, người mắc bệnh hoa liễu, người tù bị bệnh và bệnh nhân là người già, người nghèo, người mắc bệnh nan y.
Từ năm 1876 đến 1904 bệnh viện được sửa chữa, xây thêm. Ngoài 110 giường cho người tù bị bệnh và 20 giường bệnh nhân hoa liễu, nơi này bổ sung 6 phòng bệnh truyền nhiễm, phòng phẫu thuật và phòng sinh. Lò khử trùng và nguồn nước sạch từ Chợ Lớn được đưa vào sử dụng.
Từ năm 1904-1907, bệnh viện thêm khu điều trị tâm thần, khu điều trị cho người châu Âu cần phẫu thuật ngoại khoa (năm 1906) và mở trường đào tạo điều dưỡng tiêm chủng, nhận học viên từ các tỉnh của miền Nam.
Đến năm 1908, bệnh viện ngưng công tác đào tạo để trở thành bệnh viện chuyên khoa truyền nhiễm, phong và tâm thần.
B
Tim mạch
C
Hô hấp
D
Nội tiết
3. Bệnh viện lâu đời nhất Việt Nam đổi tên thành Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM vào năm nào?
A
Năm 1972
B
Năm 1975
C
Năm 1979
D
Năm 2002
Ngày 4/8/1979, Bệnh viện Chợ Quán được giao nhiệm vụ là bệnh viện chuyên khoa về truyền nhiễm, phụ trách điều trị, phòng chống dịch, huấn luyện đào tạo chuyên khoa cho TP.HCM và các tỉnh phía nam.
Năm 1989, bệnh viện đổi tên thành Trung tâm Bệnh Nhiệt đới thuộc Sở Y tế. Ngày 10/10/1996, bệnh viện được xếp hạng bệnh viện loại một, chuyên khoa sâu về bệnh truyền nhiễm của thành phố và các tỉnh phía nam.
Đến năm 2002, nơi này đổi tên thành Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM.
4. Trong khuôn viên bệnh viện có tượng đài của nhà cách mạng nào?
A
Hà Huy Tập
B
Trần Phú
Gắn với những biến động lịch sử của đất nước qua hai thời kỳ kháng chiến chống Pháp và Mỹ, bệnh viện có khu trại giam là nơi giam giữ, điều trị những người tù bị bệnh, gồm cả thường phạm lẫn tù chính trị.
Ngày 26/8/1931, Tổng bí thư Trần Phú bị Pháp bắt, tra tấn đến lâm trọng bệnh nhưng kiên quyết không khai báo những bí mật cách mạng, đã bị đưa đến khu nhà giam này và hy sinh ngày 6/9 cùng năm.
Ngày nay trong khuôn viên bệnh viện vẫn còn tượng đài tưởng niệm Tổng bí thư Trần Phú. Những người tù cách mạng khác như Trần Não, Hà Huy Tập, Trần Bạch Đằng, Nguyễn Văn Trỗi và nhiều bệnh nhân tù khác trong hai cuộc kháng chiến cũng từng bị giam giữ nơi đây.
C
Nguyễn Văn Trỗi
D
Trần Não
5. Hiện bệnh viện lâu đời nhất Việt Nam chuyên điều trị những bệnh lý gì?
A
Ung thư
B
Huyết học
C
Truyền nhiễm
Hiện nay, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM là bệnh viện chuyên khoa truyền nhiễm hạng 1 của TP.HCM với 10 phòng chức năng, 17 khoa lân sàng với 550 giường bệnh, 5 khoa cận lâm sàng cùng cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại.
Bệnh viện là trung tâm điều trị phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm được Bộ Y tế giao nhiệm vụ là bệnh viện tuyến cuối ở khu vực các tỉnh phía Nam, duyên hải miền Trung và Tây Nguyên. Vai trò quan trọng của bệnh viện được thể hiện rõ nét qua đợt dịch COVID-19.
D
Sản khoa
6. Di tích Khu trại giam trong bệnh viện này được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia, đúng hay sai?
A
Đúng
Thời điểm bắt đầu đi vào hoạt động, do nhu cầu điều trị bệnh tâm thần nên trong Bệnh viện Chợ Quán xây khu riêng biệt dành riêng để nhốt các bệnh nhân tâm thần.
Trong quá trình xâm lược nước ta, thực dân Pháp đã bắt bớ, tra tấn dã man đến lâm bệnh nhiều chiến sĩ cách mạng và đồng bào yêu nước. Để khai thác tin tức, chúng đưa tù nhân vào khu nhà nhốt bệnh nhân tâm thần của Bệnh viện Chợ Quán để vừa điều trị cầm chừng vừa tiếp tục tra hỏi. Từ đó, khu nhà nhốt bệnh nhân tâm thần trở thành nơi giam giữ những người tù bị bệnh.
Ngày nay, Khu trại giam trong Bệnh viện Chợ Quán được mở cửa để đón khách tham quan. Di tích vẫn còn in đậm dấu vết của gông cùm, xiềng xích dưới chế độ thực dân; cũng như những dấu ấn về cuộc chiến đấu kiên cường, bất khuất của các chiến sĩ cách mạng với những khẩu hiệu đấu tranh bằng máu còn rõ nét trên các bức tường.
Từ cửa trại giam đi vào, đầu tiên là phòng giam lớn để giam khoảng 20 người; Tổng Bí thư Trần Phú đã ở phòng này khi mới đến trại giam.
Di tích Khu trại giam Bệnh viện Chợ Quán được Bộ Văn hóa xếp hạng là Di tích lịch sử quốc gia vào năm 1988.
B
Sai
Nguồn VTC: https://vtc.vn/benh-vien-nao-co-lich-su-lau-doi-nhat-viet-nam-ar845675.html