Bí ẩn đằng sau hai trái ác quỷ quan trọng nhất 'One Piece'
Trái ác quỷ là nền tảng của sức mạnh trong 'One Piece' và không ít trong số chúng mang theo những bí ẩn quan trọng.
Càng về cuối truyện, One Piece càng hé lộ thêm về những bí ẩn lớn trong truyện. Và sức mạnh của các trái ác quỷ cũng nằm trong số đó, cả về sức mạnh lẫn nguồn gốc. Các chương truyện mới nhất của One Piece đã có những tiết lộ về hai trái ác quỷ quan trọng bậc nhất của manga này và chúng có thể giải thích các bí ẩn lớn khác về sức mạnh chúng đem lại.
Theo đó, rất có thể trái ác quỷ của Luffy sẽ không độc đáo như những gì người hâm mộ tin tưởng; một trái ác quỷ khác cũng hoạt động dựa trên chính những nguyên tắc từng khiến trái Nika trở thành sức mạnh.
Chương #1103 của One Piece cho thấy trái ác quỷ của Bonney, Age-Age, rất giống với trái Nika, cả hai đều phụ thuộc rất nhiều vào sức mạnh của trí tưởng tượng. Cũng trong chương này, Saturn xác nhận rằng trái Bonney (tên khác) cho phép cô biến thành bất kỳ hình dạng nào mà nhân vật này có thể tưởng tượng.
Điều này khiến trái ác quỷ này có sức mạnh đáng sợ hệt như Nika. Cả hai loại đều có tiềm năng vô hạn bởi tiềm lực thực sự của chúng phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng sáng tạo của người dùng. Trên thực tế, dựa trên lý thuyết của Vegapunk, trái Age-Age và Nika có thể đều được kết nối với nguồn gốc chung.
Được Five Elder Stars (Ngũ Lão Tinh) mô tả là "sức mạnh lố bịch nhất trên thế giới", điều khiến trái ác quỷ của Luffy trở nên đáng sợ là sự tự do sáng tạo mà nó mang lại. Có lẽ giới hạn duy nhất của nó là mức độ tưởng tượng của Luffy.
Điều này cho phép Mũ Rơm không chỉ phát triển sức mạnh bản thân mà còn có thể tạo ra ảnh hưởng lớn đến mọi người và đồ vật xung quanh theo bất kỳ cách nào mà cậu ấy cảm thấy phù hợp, dù chúng có thể phi thực tế.
Tương tự, trái ác quỷ của Bonney cũng nổi bật với khả năng đặc biệt gọi là “Tương lai méo mó” - cho phép cô tiếp cận các tương lai thay thế và biến chúng thành hiện thực. Như Saturn đã làm sáng tỏ trong chương #1103, số lượng kết quả có thể xảy ra hoàn toàn phụ thuộc vào trí tưởng tượng của Bonney và khả năng nhận thức của cô ấy về những tương lai này.
Do đó, nguồn gốc thực sự sức mạnh của Luffy và Bonney về bản chất không phụ thuộc vào trái ác quỷ mà dựa chủ yếu vào trí tưởng tượng của họ. Điều này cũng có thể giải thích tại sao Luffy là người đầu tiên đánh thức trái Nika sau hơn 800 năm, trí tưởng tượng sống động của Mũ Rơm cho phép cậu khai thác sức mạnh thực sự của trái ác quỷ.
Trí tưởng tượng là sức mạnh tối thượng trong One Piece?
Không nhiều tác giả truyện tranh đủ can đảm để đưa trí tưởng tượng là cốt truyện chính như một trong những yếu tố rường cột. Khả năng về trí tưởng tượng có thể là nền tảng của sức mạnh trái ác quỷ trong One Piece cũng gợi nhớ đến lý thuyết của Vegapunk về nguồn gốc của trái ác quỷ.
Theo đó trong chương #1069, trái ác quỷ có thể là kết quả của ham muốn con người, được hình thành bởi những giấc mơ về sức mạnh tối cao. Nếu vậy, chính trí tưởng tượng của con người có thể đã tạo ra sự tồn tại của trái ác quỷ, từ đó giải thích tại sao hai trái ác quỷ có nguyên lý hoạt động dựa vào giả thuyết này lại là những trái ác quỷ mạnh nhất trong bộ truyện.
Hơn nữa, vì tất cả các trái ác quỷ đều cần có mức độ sáng tạo nhất định để có thể sử dụng thực sự thành thạo. Rất có thể yếu tố quyết định tiềm năng tối đa của trái ác quỷ sẽ là trí tưởng tượng của người sử dụng.
Nhìn chung, ngay cả khi One Piece bước vào câu chuyện cuối cùng của câu chuyện, trái ác quỷ vẫn tiếp tục là một điều bí ẩn đang chờ đợi được khám phá cho đến những chương cuối cùng.