Bí ẩn gây sốc bên trong 'mặt nạ chết chóc' hơn 2.000 tuổi

Trong ngôi mộ chiến binh 2.100 tuổi được tìm thấy tại Khakassia, Siberia, các chuyên gia đặc biệt chú ý đến 'mặt nạ chết chóc' - thực chất là tượng đầu người bằng đất sét. Bên trong tượng đầu người là đầu cừu chứ không phải hộp sọ của con người.

Vào năm 1968, các chuyên gia khảo cổ phát hiện ngôi mộ chiến binh 2.100 tuổi ở Khakassia, Siberia. Bên trong ngôi mộ có nhiều cổ vật. Thế nhưng, các chuyên gia dành nhiều sự quan tâm đến " mặt nạ chết chóc".

Vào năm 1968, các chuyên gia khảo cổ phát hiện ngôi mộ chiến binh 2.100 tuổi ở Khakassia, Siberia. Bên trong ngôi mộ có nhiều cổ vật. Thế nhưng, các chuyên gia dành nhiều sự quan tâm đến " mặt nạ chết chóc".

Chiếc "mặt nạ chết chóc" này thực chất là tượng đầu người bằng đất sét. Trong suốt nhiều thập kỷ, giới khoa học tò mò bên trong bức tượng này ẩn chứa bí mật gì. Do không thể làm vỡ tượng đầu người để tìm hiểu bên trong có thứ gì nên các chuyên gia gặp nhiều khó khăn trong việc giải mã bí ẩn này.

Chiếc "mặt nạ chết chóc" này thực chất là tượng đầu người bằng đất sét. Trong suốt nhiều thập kỷ, giới khoa học tò mò bên trong bức tượng này ẩn chứa bí mật gì. Do không thể làm vỡ tượng đầu người để tìm hiểu bên trong có thứ gì nên các chuyên gia gặp nhiều khó khăn trong việc giải mã bí ẩn này.

Mới đây, nhóm chuyên gia dẫn dắt bởi giáo sư Natalya Polosmak (Viện Khảo cổ và Dân tộc học Novosibirsk) và tiến sĩ Konstantin Kuper (Viện Vật lý hạt nhân Novosibirsk) đã có phát hiện bất ngờ về "mặt nạ chết chóc".

Mới đây, nhóm chuyên gia dẫn dắt bởi giáo sư Natalya Polosmak (Viện Khảo cổ và Dân tộc học Novosibirsk) và tiến sĩ Konstantin Kuper (Viện Vật lý hạt nhân Novosibirsk) đã có phát hiện bất ngờ về "mặt nạ chết chóc".

Cụ thể, các chuyên gia cho hay tượng đầu người trong mộ cổ 2.100 tuổi trên mô phỏng gương mặt của một chiến binh thuộc nền văn hóa Tagar.

Cụ thể, các chuyên gia cho hay tượng đầu người trong mộ cổ 2.100 tuổi trên mô phỏng gương mặt của một chiến binh thuộc nền văn hóa Tagar.

Nền văn minh Tagar tồn tại trong thời Đồ Đồng và phát triển ở Nam Siberia từ thế kỷ 8 đến thế kỷ 2 trước Công nguyên. Theo các chuyên gia, người Tagar có những nghi thức chôn cất phức tạp.

Nền văn minh Tagar tồn tại trong thời Đồ Đồng và phát triển ở Nam Siberia từ thế kỷ 8 đến thế kỷ 2 trước Công nguyên. Theo các chuyên gia, người Tagar có những nghi thức chôn cất phức tạp.

Thông qua những kỹ thuật và máy móc hiện đại, các chuyên gia phát hiện tượng đất sét chứa hộp sọ của một con cừu. Điều này khiến các nhà khoa học khá bất ngờ bởi trước đó họ suy đoán bên trong có thể là hộp sọ của con người.

Thông qua những kỹ thuật và máy móc hiện đại, các chuyên gia phát hiện tượng đất sét chứa hộp sọ của một con cừu. Điều này khiến các nhà khoa học khá bất ngờ bởi trước đó họ suy đoán bên trong có thể là hộp sọ của con người.

Việc phát hiện hộp sọ của một con cừu ở bên trong tượng đất sét đầu người là điều hiếm gặp. Đây là trường hợp duy nhất từ trước cho đến nay.

Việc phát hiện hộp sọ của một con cừu ở bên trong tượng đất sét đầu người là điều hiếm gặp. Đây là trường hợp duy nhất từ trước cho đến nay.

Lý do người xưa thay thế hộp sọ người bằng cừu chưa được giải mã. Nhóm nghiên cứu suy đoán có thể người chiến binh trong mộ cổ trên qua đời ở nơi xa lạ. Thi thể của người chiến binh không được tìm thấy.

Lý do người xưa thay thế hộp sọ người bằng cừu chưa được giải mã. Nhóm nghiên cứu suy đoán có thể người chiến binh trong mộ cổ trên qua đời ở nơi xa lạ. Thi thể của người chiến binh không được tìm thấy.

Vì vậy, người ta đã lấy đầu cừu mang ý nghĩa tượng trưng để thay thế cho thi hài người chiến binh để chôn cất trong ngôi mộ.

Vì vậy, người ta đã lấy đầu cừu mang ý nghĩa tượng trưng để thay thế cho thi hài người chiến binh để chôn cất trong ngôi mộ.

Một giả thuyết khác là người chiến binh từng phạm sai lầm khi còn sống. Để chiến binh này có một khởi đầu mới khi sang thế giới bên kia, người xưa thay thế hộp sọ của người lính bằng hộp sọ cừu - hiện vật thường được người cổ đại dùng trong thờ cúng.

Một giả thuyết khác là người chiến binh từng phạm sai lầm khi còn sống. Để chiến binh này có một khởi đầu mới khi sang thế giới bên kia, người xưa thay thế hộp sọ của người lính bằng hộp sọ cừu - hiện vật thường được người cổ đại dùng trong thờ cúng.

Mời độc giả xem video: Phát hiện mộ cổ, di hài còn nguyên vẹn. Nguồn: VTC14.

Tâm Anh (theo dailystar)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/bi-an-gay-soc-ben-trong-mat-na-chet-choc-hon-2000-tuoi-1373687.html