Dưới thời phong kiến, hoàng đế nhà Thanh sở hữu quyền lực và tài lực lớn nhất đất nước. Mỗi quyết định của bậc đế vương ảnh hưởng đến tình hình trên khắp lãnh thổ cai trị.
Giúp sức cho hoàng đế trong việc thực hiện các chính sách cai trị là tầng lớp quan viên. Thế nhưng, nhà vua kiêng dè "khu vực cấm địa" trong triều đình là Quân cơ xứ.
Theo các sử liệu, Quân cơ xứ được thành lập vào năm 1730 dưới thời hoàng đế Ung Chính. Quân cơ xứ thay thế cho Nghị chính xứ tồn tại dưới thời Nỗ Nhĩ Cáp Xích tới thời vua Khang Hi.
Chức vụ đứng đầu trong Quân cơ xứ được gọi là Quân cơ đại thần, hay còn gọi là Tể tướng. Đây cũng là chức quan cao nhất trong hàng ngũ quan viên của nhà Thanh.
Chỉ có hoàng đế và các quan Quân cơ có phận sự mới được phép ra vào khu vực Quân cơ xứ trong Tử Cấm Thành. Người nào vi phạm đều sẽ bị trừng phạt nặng, cho dù đó là hoàng thân quốc thích.
Quân cơ xứ là nơi các đại thần bàn bạc các chính sách, kế hoạch quan trọng của quốc gia. Những Quân cơ đại thần sẽ bàn bạc, thảo luận với nhau trước khi thông qua các vấn đề rồi dâng tấu lên hoàng đế xem xét, phê chuẩn.
Do đó, các Quân cơ đại thần trở thành cánh tay đắc lực của hoàng đế trong quá trình cai trị đất nước. Tuy nhiên, nếu Quân cơ xứ ngày càng có quyền lực lớn thì có thể đe dọa đến quyền uy của nhà vua.
Đặc biệt, khi hoàng đế mới đăng cơ, quyền lực chưa vững chắc thì có thể bị các Quân cơ đại thần "uy hiếp" khó có thể thực hiện các chính sách của mình.
Do vậy, các hoàng đế thường tìm cách không để quyền lực của các Quân cơ đại thần quá lớn mạnh dẫn đến mất kiểm soát. Trường hợp tồi tệ nhất là hoàng đế sẽ trở thành vua "bù nhìn" và các Quân cơ đại thần sẽ thâu tóm quyền lực.
Nhờ kiểm soát Quân cơ xứ, bậc đế vương mới trở thành người quyền lực nhất đất nước và tất cả quan viên đều phục tùng, không dám có ý đồ phản nghịch.
Mời độc giả xem video: Khai mạc Army Games 2021 tại Trung Quốc. Nguồn: Báo Quân đội Nhân dân.
Tâm Anh (TH)