Bí ẩn loài bồ câu quý hiếm chỉ xuất hiện tại Vườn Quốc gia Côn Đảo

Trong danh lục các loài chim tại Côn Đảo, bồ câu Nicoba là một trong 6 loài trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới. Tại Việt Nam, loài này chỉ xuất hiện tại Côn Đảo và đang được Vườn Quốc gia Côn Đảo lên kế hoạch bảo vệ, phát triển loài chim quý hiếm này.

Bồ câu Nicoba thuộc loài Nicobarica, chi Caloenas, họ Columbiformes, bộ bồ câu Columbidae. Chúng được tìm thấy tại các hòn đảo nhỏ yên tĩnh và vùng biển tại quần đảo Nicobar tới đảo Mã Lai, Solomon và cả Palau. Bồ câu Nicoba hiện là thành viên duy nhất của chi Caloenas, họ hàng gần nhất còn tồn tại của chim Dodo.

Bồ câu Nicoba thuộc loài Nicobarica, chi Caloenas, họ Columbiformes, bộ bồ câu Columbidae. Chúng được tìm thấy tại các hòn đảo nhỏ yên tĩnh và vùng biển tại quần đảo Nicobar tới đảo Mã Lai, Solomon và cả Palau. Bồ câu Nicoba hiện là thành viên duy nhất của chi Caloenas, họ hàng gần nhất còn tồn tại của chim Dodo.

Tại Việt Nam, chúng được gọi với những cái tên dễ nhớ hơn như bồ câu lông cổ, bồ câu kền kền hay bồ câu đuôi trắng. Chúng chỉ được tìm thấy ở Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Tại Việt Nam, chúng được gọi với những cái tên dễ nhớ hơn như bồ câu lông cổ, bồ câu kền kền hay bồ câu đuôi trắng. Chúng chỉ được tìm thấy ở Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Điểm đáng chú ý ở loài bồ câu Nicoba là bộ lông đặc biệt. Màu xanh kim loại pha ánh đồng bí ẩn của bộ lông khiến chúng nhận được sự quan tâm của nhiều người. Không chỉ vậy, phần lông cổ dài tủa ra xung quanh tạo thành một lớp xếp nếp khá kiêu kỳ cho loài bồ câu này.

Điểm đáng chú ý ở loài bồ câu Nicoba là bộ lông đặc biệt. Màu xanh kim loại pha ánh đồng bí ẩn của bộ lông khiến chúng nhận được sự quan tâm của nhiều người. Không chỉ vậy, phần lông cổ dài tủa ra xung quanh tạo thành một lớp xếp nếp khá kiêu kỳ cho loài bồ câu này.

Bộ lông của Nicoba không chỉ một màu, hệ màu được luân chuyển và nối tiếp rất khéo léo, tôn lên màu xanh tím óng ánh. Nếu nhìn không kỹ, nhiều người sẽ tưởng lầm chúng là loài chim công đang còn nhỏ.

Bộ lông của Nicoba không chỉ một màu, hệ màu được luân chuyển và nối tiếp rất khéo léo, tôn lên màu xanh tím óng ánh. Nếu nhìn không kỹ, nhiều người sẽ tưởng lầm chúng là loài chim công đang còn nhỏ.

Khi trưởng thành, loài bồ câu này có chiều dài khoảng 34cm, với bộ lông trên cơ thể có màu xanh kim loại pha với màu đồng trông rất đẹp.

Khi trưởng thành, loài bồ câu này có chiều dài khoảng 34cm, với bộ lông trên cơ thể có màu xanh kim loại pha với màu đồng trông rất đẹp.

Bồ câu Nicoba làm tổ đơn giản trên các cành cây có tán rộng cách mặt đất 5m - 10m.

Bồ câu Nicoba làm tổ đơn giản trên các cành cây có tán rộng cách mặt đất 5m - 10m.

Loài chim quý hiếm này hàng năm di cư đến Vườn Quốc gia Côn Đảo vào khoảng tháng 4 - 8 hàng năm. Chúng đẻ 1 trứng và thời gian ấp trứng ngoài thiên nhiên khoảng 20 - 24 ngày

Loài chim quý hiếm này hàng năm di cư đến Vườn Quốc gia Côn Đảo vào khoảng tháng 4 - 8 hàng năm. Chúng đẻ 1 trứng và thời gian ấp trứng ngoài thiên nhiên khoảng 20 - 24 ngày

Bồ câu Nicoba kiếm ăn ở trên mặt đất, những vùng đất tương đối bằng phẳng có nhiều lá cây rụng. Chúng tìm thức ăn bằng cách hất lá cây sang một bên và dùng mỏ để bới tìm. Thức ăn chủ yếu của chúng là những trái cây rừng, đặc biệt là những hạt rất cứng và một vài động vật không xương sống ở mặt đất.

Bồ câu Nicoba kiếm ăn ở trên mặt đất, những vùng đất tương đối bằng phẳng có nhiều lá cây rụng. Chúng tìm thức ăn bằng cách hất lá cây sang một bên và dùng mỏ để bới tìm. Thức ăn chủ yếu của chúng là những trái cây rừng, đặc biệt là những hạt rất cứng và một vài động vật không xương sống ở mặt đất.

Bồ câu Nicoba là loài chim quý hiếm được ghi nhận trong Sách Đỏ Việt Nam và quốc tế.

Bồ câu Nicoba là loài chim quý hiếm được ghi nhận trong Sách Đỏ Việt Nam và quốc tế.

Tuấn Lưu (Tổng hợp)

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/bi-an-loai-bo-cau-quy-hiem-chi-xuat-hien-tai-vuon-quoc-gia-con-dao-post588154.antd