Những động vật quý hiếm trên núi Hòn Bà

Núi Hòn Bà có độ cao trên 1.500m so với mực nước biển. Tại đây, đang có nhiều loài động vật quý hiếm sinh trưởng, phát triển như khỉ mặt đỏ, rùa núi viền, rùa núi vàng, kỳ đà vân, chà vá chân đen…

Theo đại diện Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà (thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh, Khánh Hòa), diện tích đơn vị này được giao bảo vệ, quản lý gần 20 nghìn héc ta, trong đó có núi Hòn Bà.

Trên núi Hòn Bà có 402 loài động vật sinh sống. Trong đó, có 89 loài động vật thuộc diện quý hiếm, nguy cấp có nguy cơ bị tuyệt chủng (31 loài động vật trong sách đỏ Việt Nam, 74 loài trong sách đỏ thế giới). Các loài động vật tại đây được bảo vệ nghiêm ngặt.

Thông qua máy chụp ảnh tự động cho thấy, nhiều động vật sinh trưởng tốt trong môi trường của núi Hòn Bà.

Dưới đây là hình ảnh một số động vật quý hiếm được ghi nhận đang sinh trưởng tại núi Hòn Bà:

Chà vá chân đen sinh trưởng tốt tại núi Hòn Bà. Chà vá chân đen (tên khoa học Pygathrix nigripes) là động vật quý hiếm có tên trong cả sách đỏ Việt Nam và sách đỏ thế giới, cần được bảo vệ nghiêm ngặt.

Chà vá chân đen sinh trưởng tốt tại núi Hòn Bà. Chà vá chân đen (tên khoa học Pygathrix nigripes) là động vật quý hiếm có tên trong cả sách đỏ Việt Nam và sách đỏ thế giới, cần được bảo vệ nghiêm ngặt.

Một cá thể Chà vá chân đen trưởng thành chạy nhảy trên những nhánh cây rừng tự nhiên ở núi Hòn Bà.

Một cá thể Chà vá chân đen trưởng thành chạy nhảy trên những nhánh cây rừng tự nhiên ở núi Hòn Bà.

Hồng hoàng bay lượn trên núi Hòn Bà. Theo Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà. Hồng hoàng có tên khoa học Buceros bicornis, động vật này phân bố ở Ấn Độ, Việt Nam và một số nước ở khu vực Đông Nam Á. Hồng hoàng hiện có tên trong cả sách đỏ thế giới và sách đỏ Việt Nam, mọi hành vi săn bắt động vật này đều bị nghiêm cấm.

Hồng hoàng bay lượn trên núi Hòn Bà. Theo Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà. Hồng hoàng có tên khoa học Buceros bicornis, động vật này phân bố ở Ấn Độ, Việt Nam và một số nước ở khu vực Đông Nam Á. Hồng hoàng hiện có tên trong cả sách đỏ thế giới và sách đỏ Việt Nam, mọi hành vi săn bắt động vật này đều bị nghiêm cấm.

Rắn hổ mang chúa sinh sống khỏe mạnh tại núi Hòn Bà. Đây là loài động vật nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ.

Rắn hổ mang chúa sinh sống khỏe mạnh tại núi Hòn Bà. Đây là loài động vật nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ.

Rắn cạp nong hay còn gọi rắn đen vàng, rắn ăn tàn. Loài động vật này có mặt ở Ấn Độ, Malaysia và được ghi nhận đang sinh sống ở núi Hòn Bà. Màu sắc của rắn cạp nong là màu đen-vàng (khúc đen xen kẽ khúc vàng). Rắn cạp nong hiện có tên trong sách đỏ Việt Nam.

Rắn cạp nong hay còn gọi rắn đen vàng, rắn ăn tàn. Loài động vật này có mặt ở Ấn Độ, Malaysia và được ghi nhận đang sinh sống ở núi Hòn Bà. Màu sắc của rắn cạp nong là màu đen-vàng (khúc đen xen kẽ khúc vàng). Rắn cạp nong hiện có tên trong sách đỏ Việt Nam.

Thông qua máy ảnh tự động, Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà ghi nhận sự xuất hiện của Cheo cheo Nam Dương ở Hòn Bà. Cheo cheo Nam Dương là động vật có vú, có móng guốc nhỏ và sinh sống chủ yếu trong các khu rừng nhiệt đới ở Đông Nam Á. Đây là động vật có tên trong cả sách đỏ Việt Nam và sách đỏ thế giới. Mọi hành vi săn bắt, vận chuyển Cheo cheo nam Dương bị nghiêm cấm.

Thông qua máy ảnh tự động, Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà ghi nhận sự xuất hiện của Cheo cheo Nam Dương ở Hòn Bà. Cheo cheo Nam Dương là động vật có vú, có móng guốc nhỏ và sinh sống chủ yếu trong các khu rừng nhiệt đới ở Đông Nam Á. Đây là động vật có tên trong cả sách đỏ Việt Nam và sách đỏ thế giới. Mọi hành vi săn bắt, vận chuyển Cheo cheo nam Dương bị nghiêm cấm.

Đại diện Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà cho biết, rùa núi viền sinh trưởng tốt ở núi Hòn Bà. Đây là động vật rất quý hiếm, ngày càng ít đi.

Đại diện Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà cho biết, rùa núi viền sinh trưởng tốt ở núi Hòn Bà. Đây là động vật rất quý hiếm, ngày càng ít đi.

Chân rùa núi viền hình trụ, da màu vàng đậm, động vật này có tên trong sách đỏ Việt Nam và sách đỏ thế giới, được xếp vào nhóm có nguy cơ tuyệt chủng.

Chân rùa núi viền hình trụ, da màu vàng đậm, động vật này có tên trong sách đỏ Việt Nam và sách đỏ thế giới, được xếp vào nhóm có nguy cơ tuyệt chủng.

Rùa núi vàng cũng sinh trưởng tốt trong môi trường tự nhiên của núi Hòn Bà. Rùa núi vàng tên khoa học Indotestudo elongata, thuộc danh mục động vật rừng nguy cấp, quý hiếm nhóm IIB.

Rùa núi vàng cũng sinh trưởng tốt trong môi trường tự nhiên của núi Hòn Bà. Rùa núi vàng tên khoa học Indotestudo elongata, thuộc danh mục động vật rừng nguy cấp, quý hiếm nhóm IIB.

Kỳ đà vân xuất hiện ở núi Hòn Bà. Động vật này có tên khoa học là Varanus nebulosus, chúng phân bố ở Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Tây Nguyên, Khánh Hòa... Đây là động vật quý hiếm nhóm IB, nghiêm cấm săn bắt, vận chuyển.

Kỳ đà vân xuất hiện ở núi Hòn Bà. Động vật này có tên khoa học là Varanus nebulosus, chúng phân bố ở Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Tây Nguyên, Khánh Hòa... Đây là động vật quý hiếm nhóm IB, nghiêm cấm săn bắt, vận chuyển.

Đông Hưng

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/nhung-dong-vat-quy-hiem-tren-nui-hon-ba-169240913105016457.htm