Hóa thạch của Ichthyosaurs - loài "rồng biển" được tìm thấy ở dãy núi Alps, Thụy Sĩ. Khi kiểm tra, phân tích mẫu hóa thạch này, các chuyên gia đã giải mã được một số bí mật bất ngờ.
Cụ thể, "rồng biển" Ichthyosaurs thực chất là loài thằn lằn biển khổng lồ với hình dáng thuôn dài, giống như con rắn. Chúng là một trong 3 loại sinh vật lớn được phát hiện tại dãy núi Alps.
Loài Ichthyosaurs sống vào cuối kỷ Trias, tức khoảng 205 triệu năm trước.
"Rồng biển" Ichthyosaurs lần đầu tiên sau sự kiện đại tuyệt chủng kỷ Permi xảy ra cách đây khoảng 250 triệu năm. Sự kiện đại tuyệt chủng đó đã "xóa sổ" hơn 2/3 động vật trên cạn và 96% loài động vật biển.
Khi nghiên cứu hóa thạch của một con Ichthyosaurs, các chuyên gia tìm thấy mẫu răng chưa hoàn chỉnh, dài 10 cm. Mẫu vật này bị vỡ phần thân răng.
Với phát hiện này, các chuyên gia giải mã được bí ẩn lớn về việc liệu các loài ichthyosaurs khổng lồ có răng hay không.
Giáo sư Martin Sander đến từ Đại học Bonn, đồng chủ nhiệm của nghiên cứu cho biết, trước đó, các nhà khoa học chỉ biết ichthyosaurs sống trong các đại dương cuối kỷ Trias nhưng không có bất cứ thông tin mô tả hình dáng của chúng.
Các chuyên gia từng đoán loài "rồng biển" Ichthyosaurs có răng nhưng chưa từng tìm thấy bằng chứng khoa học. Việc tìm thấy mẫu răng dài 10 cm đã giúp trả lời câu hỏi trên.
"Ichthyosaurs có cấu trúc răng rất đặc trưng, có thể nhận ra ngay ở chân răng và cả thân răng", giáo sư Sander cho biết. Ông nói loài "rồng biển" này có thể đã dùng bộ răng lớn để ăn các chủng ichthyosaurs nhỏ hơn và loài mực khổng lồ.
Mời độc giả xem video: Tận mục hóa thạch “mực ma cà rồng” ẩn sâu dưới đáy đại dương.
Tâm Anh (TH)