Nhà bác học Áo Hans Asperger đã tìm ra hội chứng Asperger - một bệnh sinh học thần kinh năm 1944. Theo ông, một số người trẻ tuổi có trí thông minh và ngôn ngữ phát triển bình thường nhưng mắc phải một dạng tự kỷ, dẫn đến kém khả năng giao tiếp trong xã hội.
Do vậy, những người mắc hội chứng Asperger có thể có những biểu hiện như lập dị, tự kỷ, thích đơn độc, thường có các thay đổi về tính cách...
Đôi khi những người mắc hội chứng Asperger chính là những nhân vật có chỉ số thông minh (IQ) cao hay là thiên tài trong một số lĩnh vực. Xuất phát từ điều này, một số nhân vật nổi tiếng lịch sử được cho là mắc phải hội chứng hiếm gặp trên.
Trong số này có Michelangelo - họa sĩ, điêu khắc gia, kiến trúc sư, nhà thơ và là kỹ sư tài hoa của Ý thời Phục Hưng.
Danh họa này bị nghi ngờ mắc hội chứng Asperger. Điều này xuất phát từ việc Michelangelo nổi tiếng không thể duy trì mối quan hệ lâu dài với những người xung quanh.
Thậm chí, một số chuyên gia còn cho rằng, Michelangelo gặp không ít khó khăn trong đời sống xã hội và có những triệu chứng khác của hội chứng Asperger.
Tuy nhiên, vì mắc hội chứng trên mà danh họa người Italy có thể tập trung cao độ cho sự nghiệp của mình và để lại cho đời nhiều tác phẩm kinh điển.
Bên cạnh Michelangelo, nhà bác học Einstein cũng bị cho là mắc hội chứng Asperger vì có những biểu hiện bất thường trong cuộc sống hàng ngày.
Cụ thể, Einstein nổi tiếng với tính cách lập dị, thường lẩm bẩm liên tục một câu nói, thích sống đơn độc, không giỏi trong giao tiếp xã hội. Đặc biệt, nhiều khi Einstein phát biểu mà người nghe không ai hiểu được.
Nhà bác học Newton cũng có một số biểu hiện của hội chứng Asperger. Thiên tài nổi tiếng lịch sử này gây chú ý bởi việc nói chuyện khó khăn, thường quên ăn, thờ ơ hay thậm chí thuyết giảng ngay cả khi trong giảng đường không còn người nào.
Mời quý độc giả xem video: Trí nhớ siêu phàm của người đàn ông mắc hội chứng tự kỷ (nguồn: Một Thế Giới)
Tâm Anh (theo L25)