Bí ẩn nơi chôn Gia Cát Lượng: Gần 2000 năm không ai tìm được, chuyên gia ớn lạnh khi khai quật lăng mộ

Khi khai quật nơi được cho là lăng mộ của Gia Cát Lượng, các chuyên gia đã nhìn thấy cảnh tượng khó tin. Đã gần 2000 năm trôi qua nhưng vẫn chưa ai có thể tìm được nơi yên nghỉ của thiên tài này.

Gia Cát Lượng tự là Khổng Minh, hiệu Ngọa Long. Ông là khai quốc công thần thời nhà Thục Hán, trợ thủ đắc lực của Lưu Bị. Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, Khổng Minh tính toán như thần, sở hữu nhiều tài thuật thần kỳ mà không ai sánh nổi.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Năm 234, Gia Cát Lượng vì quá lo nghĩ mà sinh bệnh rồi qua đời khi chỉ mới 54 tuổi. Ông được phong Trung Vũ Hầu, an táng tại núi Định Quân, thành phố Hán Trung, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Tuy nhiên, nơi đây thực chất chỉ là nơi Khổng Minh để lại quần áo cũ, cùng những lời nhắn cho hậu thế chứ không hề có hài cốt của vị chính trị gia. Khi khai quật nó lên, các chuyên gia đã tái mặt khi thấy chỉ toàn đồ dùng cá nhân của Khổng Minh năm xưa chứ chẳng có gì khác.

Đã gần 2000 năm trôi qua, chưa ai có thể tìm ra lăng mộ của Gia Cát Lượng. Nguyên nhân vì sao? Có rất nhiều giả thuyết đã được đưa ra, nổi bật nhất là 5 lập luận sau:

Đầu tiên, Gia Cát Lượng trước khi qua đời đã căn dặn mọi người không được tiết lộ nơi an táng mình. Ai cũng biết ông được chôn ở núi Định Quân. Nhưng núi diện tích rất rộng lớn và địa hình phức tạp. Cũng chính vì thế mà một khi Khổng Minh muốn giấu hoàn toàn có thể khiến hậu thế không lần ra lăng mộ thật của mình.

“Thủy Kinh Chú” chép lại rằng, Gia Cát Lượng được chôn ở núi Định Quân nhưng không thể xây mộ, cũng chẳng ai biết ở đâu. Nơi đặt mộ làm rất đơn giản, không lấy cây đánh dấu, bia mộ cũng chẳng có. Thế nên người đời sau tìm mãi không thể ra.

Thứ hai, Khổng Minh từng xin Lưu Thiện được chôn cất đơn giản, thông báo với người đời rằng không có vàng bạc chôn theo, không đáng để người đời sau đào bới. Ngôi mộ này được bảo vệ rất kỹ càng suốt nhiều đời sau.

Có ghi chép cho biết, sau khi Khổng Minh mất, Lưu Thiện đã bảo vệ núi Định Quân, không co quan Thục Hán đến thăm, lễ bái. Nhờ có sự cẩn thận đó mà đến bây giờ cũng chẳng ai biết mộ Khổng Minh nơi nào.

Thứ ba, có giả thuyết cho rằng Gia Cát Lượng biết trước cái chết nên đã để lại di chúc, muốn 4 binh sĩ khiêng quan tài đi về phía nam. Đặc biệt, khi dây thừng đứt ở đâu thì họ sẽ chôn ông ở đó. Làm theo di nguyện của Gia Cát Lượng suốt mấy ngày đêm nhưng dây thừng vẫn nguyên vẹn nên 4 binh sĩ đã quyết định cắt dây, chôn luôn xuống một chỗ nào đó. Họ quay về báo cáo với Lưu Thiện nhưng ngay lập tức bị nghi ngờ. Sau nhiều hình thức tra tấn dã man, cuối cùng 4 người phải thừa nhận sự thật. Lưu Thiện tức giận liền ra lệnh xử tử cả 4 tên mà chưa kịp biết rõ nơi chôn cất Gia Cát Lượng.

Thứ năm, Gia Cát Lượng thật ra không chết vào thời điểm đó. Ông dùng phương pháp “phân xác” để che mắt thiên hạ mà thôi, còn bản thân trốn vào rừng tu luyện đạo giáo, còn nhận cả học trò.

- Video: Ngắm sự kỳ vĩ và lộng lấy của Tử Cấm Thành từ trên cao. Nguồn: Sky Eye.

Theo SHTT&ST

Nguồn Doanh Nghiệp: https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/bi-an-noi-chon-gia-cat-luong-gan-2000-nam-khong-ai-tim-duoc-chuyen-gia-on-lanh-khi-khai-quat-lang-mo/20240302111328190