Bí ẩn Stonehenge được hé mở sau 5.000 năm nhờ nghiên cứu mới

Các nhà khoa học vừa xác định dấu vết tảng đá ở Stonehenge, củng cố giả thuyết con người đã vận chuyển nó từ xứ Wales cách nay hơn 5.000 năm.

Stonehenge từ lâu là công trình khiến giới khoa học bối rối với nhiều bí ẩn chưa có lời giải. Một nghiên cứu mới đã tiến gần tới việc giải đáp nguồn gốc của những tảng nhóm tảng đá núi lửa nhỏ hơn, màu xanh xám tại đây.

Stonehenge từ lâu là công trình khiến giới khoa học bối rối với nhiều bí ẩn chưa có lời giải. Một nghiên cứu mới đã tiến gần tới việc giải đáp nguồn gốc của những tảng nhóm tảng đá núi lửa nhỏ hơn, màu xanh xám tại đây.

Các chuyên gia tập trung vào tảng đá Newall được phát hiện cách đây khoảng một thế kỷ. Tranh cãi chính xoay quanh việc đá được băng hà mang tới hay con người vận chuyển hơn 5.000 năm trước.

Các chuyên gia tập trung vào tảng đá Newall được phát hiện cách đây khoảng một thế kỷ. Tranh cãi chính xoay quanh việc đá được băng hà mang tới hay con người vận chuyển hơn 5.000 năm trước.

Giáo sư Richard Bevins và nhóm nghiên cứu tại Đại học Aberystwyth đã so sánh tảng đá Newall với mẫu đá ở xứ Wales. Kết quả phân tích địa hóa và hiển vi cho thấy tảng đá này không phải là đá trôi do băng hà.

Giáo sư Richard Bevins và nhóm nghiên cứu tại Đại học Aberystwyth đã so sánh tảng đá Newall với mẫu đá ở xứ Wales. Kết quả phân tích địa hóa và hiển vi cho thấy tảng đá này không phải là đá trôi do băng hà.

Newall boulder có đặc điểm trùng khớp với đá tại Craig Rhos‑y‑Felin, xứ Wales, nơi từng có hoạt động khai thác đá của người thời Đá mới từ 3000 năm trước. Điều này chứng tỏ con người đã vận chuyển khối đá hơn 200 km tới Salisbury Plain.

Newall boulder có đặc điểm trùng khớp với đá tại Craig Rhos‑y‑Felin, xứ Wales, nơi từng có hoạt động khai thác đá của người thời Đá mới từ 3000 năm trước. Điều này chứng tỏ con người đã vận chuyển khối đá hơn 200 km tới Salisbury Plain.

Phân tích hóa học chỉ ra mức thorium và zirconium của Newall boulder giống hệt đá tại Craig Rhos‑y‑Felin. Newall boulder là loại rhyolite phân phiến với lớp bề mặt giàu canxi cacbonat do bị chôn lâu trong đất đá vôi.

Phân tích hóa học chỉ ra mức thorium và zirconium của Newall boulder giống hệt đá tại Craig Rhos‑y‑Felin. Newall boulder là loại rhyolite phân phiến với lớp bề mặt giàu canxi cacbonat do bị chôn lâu trong đất đá vôi.

Nếu do băng hà, đá tương tự phải phân bố rải rác nhưng thực tế chỉ tìm thấy tại Stonehenge. Việc vận chuyển những tảng đá nặng hơn 3 tấn từ xứ Wales là kỳ tích của người thời Đá mới.

Nếu do băng hà, đá tương tự phải phân bố rải rác nhưng thực tế chỉ tìm thấy tại Stonehenge. Việc vận chuyển những tảng đá nặng hơn 3 tấn từ xứ Wales là kỳ tích của người thời Đá mới.

Nhiều nhà khảo cổ tin rằng họ đã di chuyển những khối nặng tới 3,5 tấn bằng công nghệ thô sơ.

Nhiều nhà khảo cổ tin rằng họ đã di chuyển những khối nặng tới 3,5 tấn bằng công nghệ thô sơ.

Nhà địa chất Brian John từng cho rằng đá này bị băng hà mài mòn và đưa tới Salisbury Plain. Nhóm nghiên cứu mới khẳng định lập luận đó không có cơ sở bằng chứng.

Nhà địa chất Brian John từng cho rằng đá này bị băng hà mài mòn và đưa tới Salisbury Plain. Nhóm nghiên cứu mới khẳng định lập luận đó không có cơ sở bằng chứng.

Họ cho rằng nếu người xưa có thể di chuyển đá vài chục mét thì cũng có thể di chuyển hàng trăm kilômét.

Họ cho rằng nếu người xưa có thể di chuyển đá vài chục mét thì cũng có thể di chuyển hàng trăm kilômét.

Các khối đá ở Stonehenge nặng hơn 20 tấn và được vận chuyển từ nơi cách khoảng 32 km, còn Altar Stone nằm giữa Stonehenge, đến từ Scotland cách 750 km.

Các khối đá ở Stonehenge nặng hơn 20 tấn và được vận chuyển từ nơi cách khoảng 32 km, còn Altar Stone nằm giữa Stonehenge, đến từ Scotland cách 750 km.

Nghiên cứu kết luận các tảng đá núi lửa nhỏ hơn, màu xanh xám tại Stonehenge đã được con người vận chuyển chứ không phải do băng hà.

Nghiên cứu kết luận các tảng đá núi lửa nhỏ hơn, màu xanh xám tại Stonehenge đã được con người vận chuyển chứ không phải do băng hà.

Hải Yến

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/bi-an-stonehenge-duoc-he-mo-sau-5000-nam-nho-nghien-cuu-moi-post741019.html