Bí ẩn sự mất tích của MH370: Hé lộ manh mối bất ngờ về thủ phạm khiến máy bay biến mất và hành động lạ của cơ phó
Cơ phó của máy bay đã bật điện thoại vào đúng khoảnh khắc trước khi máy bay biến mất khỏi radar. Động thái này được chuyên gia hàng không đánh giá là 'rất bất thường'.
Manh mối từ việc cơ phó bật điện thoại?
Theo Express, máy bay mất tích của hàng không Malaysia MH370 mất tích hôm 8/3/2014 nhưng cho đến nay điều thực sự xảy ra với máy bay vẫn còn là điều bí ẩn.
Tuy nhiên, một manh mối mới đây được hé lộ cho thấy có thể cơ phó của máy bay đã bật điện thoại vào đúng khoảnh khắc trước khi máy bay biến mất khỏi radar. Động thái này được chuyên gia hàng không đánh giá là “rất bất thường”.
Một số chuyên gia chỉ ra rằng động thái này có thể chính là manh mối dẫn đến sự mất tích của máy bay. MH370 mất tích khi đang trên đường từ Kuala Lumpur tới Bắc Kinh, chở theo 239 người trên khoang.
Phi công phụ của chuyến bay là Fariq Abdul Hamid được biết là từng phá vỡ các quy tắc hàng không bằng cách đưa khách vào trong buồng lái. Tuy nhiên, cơ phó là người có bằng cấp tốt và công việc thăng tiến.
Với chuyến bay MH370, ông Hamid đã tắt điện thoại trước khi cất cánh nhưng sau đó bật lại giữa chuyến bay, theo Straits Times.
Tín hiệu được chọn bởi một trạm mặt đất trên đảo Penang, phía tây bắc Malaysia. “Một điều khá bất thường khi phi hành đoàn khởi động điện thoại khi họ ở độ cao, và một trong các thành viên phi hành đoàn bật điện thoại và cố gắng truyền tải một thông điệp sẽ gợi ý điều gì đó”, luật sư hàng không James Healy-Pratt nói với Kênh 5 cho biết.
Phi công phụ Hamid, lần cuối sử dụng điện thoại của mình để gửi tin nhắn Whatsapp vào khoảng 11h30 tối ngày 7/3, ngay trước khi ông lên chiếc Boeing 777 cho chuyến bay kéo dài 6 giờ tới Bắc Kinh.
Đó là thời điểm hai giờ trước khi bay, phi công Hamid đã thực hiện cuộc gọi cuối cùng của mình.
David Gleave, chuyên gia hàng không từ Đại học Loughborough, đã giải thích tín hiệu từ tháp điều khiển trên đảo Penang.
"Đó là cuộc thảo luận giữa điện thoại di động và trạm gốc với nội dung: "Xin chào, đây là tôi, bạn có phải là trạm cơ sở gần nhất không?", ông David Gleave cho biết.
“Có lẽ máy bay đã bay quá nhanh ở giai đoạn đó và quá xa để duy trì tín hiệu rất lâu, nhưng có một tương tác được ghi lại trong cuộc điện thoại của nhân viên này. Sự kết nối này có thể là kết quả của một chiếc điện thoại được bật hoặc một chiếc điện thoại trực tiếp đang cố gắng thực hiện cuộc gọi.
Tuy nhiên nguồn tin cũng nói rằng, cuộc gọi này có thể được cố gắng thực hiện khi máy bay chưa cất cánh.
“Tuy nhiên, tại một thời điểm, khi máy bay đang ở trên không, giữa điểm Igari và điểm gần Penang, đường dây đã được kết nối lại. Điều này không có nghĩa là một cuộc gọi đã được thực hiện’, chuyên gia nhận định.
Hầu hết các hãng hàng không đều yêu cầu hành khách và phi hành đoàn phải tắt điện thoại trong các chuyến bay.
Tuy nhiên, một số phi cơ vẫn bật điện thoại hoặc do chủ ý hoặc vô tình.
Chuyên gia hàng không đồng thời là cựu phi công của hàng không Anh Alastair Rosenschein cho biết: “Nếu điện thoại đột ngột được bật khi máy bay đang bay có nghĩa có điều gì đó không lường trước được đã xảy ra. Tuy nhiên, cũng xảy ra trường hợp chiếc điện thoại vô tình quên tắt do nhầm lẫn, và sau đó đi vào vùng tín hiệu. Có rất nhiều tài liệu không được chứng minh trên chuyến bay này nên rất khó xác định thực tế”.
Tuy nhiên, một nguồn tin khác nói với Straits Times rằng, một cuộc gọi đã cố gắng thực hiện và có thể đó là khi phi công phụ thực hiện một cuộc gọi tuyệt vọng để cầu cứu sự giúp đỡ. Nguồn tin nói, tháp viễn thông đã thiết lập cuộc gọi mà phi công phụ đang cố gắng thực hiện.
“Lý do khiến cuộc gọi bị cắt, có khả năng là do máy bay đã ra khỏi tòa tháp và không nằm trong vùng phủ sóng của cuộc gọi tiếp theo”, nguồn tin cho hay.
Không tặc hạ áp máy bay?
Cựu Bộ trưởng giao thông vận tải Malaysia, Hishammuddin Hussein nói rằng chính quyền Malaysia không thể xác nhận liệu ông Hamid có cố gắng thực hiện cuộc gọi hay không, mặc dù ông cho rằng điều đó là không thể.
Đã hơn 5 năm kể từ khi máy bay MH370 mất tích, lý do thực sự khiến máy bay mất tích vẫn còn là bí ẩn. Vì lẽ đó nên nhiều giả thuyết về sự mất tích của máy bay đã được đặt ra.
MH370 được tin là quay 180 độ và bay về phía Eo Malacca, sau đó rẽ theo hướng Nam trên bầu trời Ấn Độ Dương trước khi hết nhiên liệu và lao xuống biển.
Một giả thuyết mới đây đã được đặt ra cho biết khả năng cao là có một kẻ không tặc chịu trách nhiệm cho vụ việc này, vì đường bay của MH370 có chủ ý rõ ràng chứ không phải vì một sự cố kỹ thuật.
Nhà báo chuyên về hàng không David Learmount bình luận trên Chuyên mục 'Chuyến bay MH370' của Kênh 5 rằng cho rằng, không tặc đã đeo mặt nạ oxy khi ở trong buồng lái và sau đó hạ áp máy bay. Tình trạng thiếu oxy sẽ khiến hành khách và tổ lái bất tỉnh nhưng chưa chết ngay. Theo nhà báo, họ chỉ giữ được ý thức 35 giây rồi rơi vào vô thức, không đủ thời gian khống chế kẻ cướp máy bay.
Do đó, tên không tặc tùy ý làm bất cứ điều gì, điều khiển máy bay theo bất cứ hướng nào mà không hề bị cản trở.