Bị cáo vụ buôn bán thuốc chữa bệnh giả đeo khẩu trang đến tòa
Để phục vụ việc xét xử, TAND Cấp cao tại TP.HCM triệu tập 200 cá nhân đến phiên tòa cùng 12 bị cáo, bao gồm cả những người không kháng cáo.
Sáng 10/2, TAND Cấp cao tại TP.HCM xét xử phúc thẩm vụ án Buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, xảy ra tại Công ty cổ phần VN Pharma (VN Pharma).
Phiên tòa dự kiến kéo dài 2 ngày do thẩm phán Võ Văn Khoa làm chủ tọa. Tòa cũng triệu tập 200 cá nhân đến phiên xử và 12 bị cáo, bao gồm cả những người không kháng cáo.
Tại phiên tòa sáng nay, bị cáo Phạm Anh Kiệt (nguyên Tổng giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Dược Sài Gòn) - bị cáo kháng cáo kêu oan - cáo bệnh vắng mặt nhưng không có hồ sơ bệnh án. Luật sư bào chữa cho bị cáo này có đơn xin hoãn phiên tòa. Bị cáo Hoàng Trúc Vy (nguyên Nhân viên Phòng Nghiên cứu và Phát triển VN Pharma) cũng vắng mặt không lý do. Bên cạnh đó, tòa nhận thấy rất nhiều người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan được triệu tập cũng không có mặt tại tòa. Do đó để đảm bảo quyền lợi cho các bị cáo, HĐXX quyết định hoãn phiên tòa. Thời gian mở lại phiên tòa là ngày 9-11/3.Tòa buộc các bị cáo không được hành nghề trong thời hạn 5 năm từ khi chấp hành xong hình phạt. Buộc bị cáo Ngô Anh Quốc và Hùng liên đới nộp lại số tiền hơn 4 tỷ đồng, Cường phải nộp lại hơn 2 tỷ đồng.Tại phiên tòa sơ thẩm tháng 10/2019, HĐXX tuyên phạt Nguyễn Minh Hùng (cựu Tổng giám đốc VN Pharma) 17 năm tù, Võ Mạnh Cường (người bán thuốc cho Hùng) lĩnh 20 năm tù. 8 bị cáo còn lại nhận mức án 3-12 năm tù. Riêng bị cáo Hoàng Trúc Vy nhận 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo.
Sau bản án sơ thẩm, bị cáo Hùng không kháng cáo. Võ Mạnh Cường và 1 bị cáo khác kháng cáo kêu oan. Ngoài ra, 3 bị cáo xin giảm nhẹ hình phạt và muốn hưởng án treo.
Từ năm 2013 đến tháng 9/2014, Hùng, Cường và đồng phạm đã dùng giấy tờ giả để đề nghị Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế cấp phép nhập khẩu thuốc.
Sau đó, các bị cáo làm giả hợp đồng mua bán với đối tác nước ngoài, qua đó nhập khẩu 9.300 hộp thuốc H-Capita 500 mg Caplet giả chữa bệnh ung thư.
Từ tháng 10/2014 đến tháng 5/2015, để việc kinh doanh thuốc thuận lợi, VN Pharma đã chi hơn 14 tỷ đồng cho việc tiêu thụ hàng giả. Tuy nhiên, toàn bộ khoản tiền này không được kê khai vào sổ sách của VN Pharma.
Theo cáo buộc, giá trị lô thuốc khi nhập chỉ 5,3 tỷ nhưng các bị cáo đã nâng khống lên hơn 12 tỷ, qua đó chiếm đoạt gần 7 tỷ.