Bí hiểm rợn người sau vụ ám sát nhà khoa học Iran và sự im lặng
Dù được bảo vệ nghiêm ngặt nhưng nhà khoa học hạt nhân Iran Fakhrizadeh vẫn bị đối phương vẫn tìm được sơ hở để ra tay hành động bí hiểm.
Vụ ám sát bí ẩn
Theo AsiaTimes, vụ ám sát nhà khoa học hạt nhân ưu tú của Iran hôm 27/11 mà theo Iran cáo buộc trách nhiệm thuộc về tình báo Israel đã đặt Trung Đông vào tình trạng cảnh giác cao độ và làm dấy lên nguy cơ về một cuộc đối đầu quân sự.
Điều này hẳn nhiên sẽ phá hủy mọi cơ hội tan băng nhanh chóng trong ngoại giao Iran-Mỹ khi Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden được nhậm chức.
Mohsen Fakhrizadeh từng là tướng trong lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran, giảng viên vật lý tại Đại học Imam Hossein. Ông là một trong các nhà khoa học cao cấp trong chương trình hạt nhân đa lớp của Iran. Một số người coi ông là cha đẻ của chương trình hạt nhân Iran và so ông với tướng Qassem Soleimani bị ám sát vì những ảnh hưởng mà ông có khi thành lập Iran.
Nhà khoa học bị ám sát ra sao?
Nhiều thông tin được đăng tải trên truyền thông Iran nói về cách thức Fakhrizadeh bị ám sát. Theo đó, một nhóm người cầm súng chặn xe của ông (có vệ sĩ hộ tống) khi đang ở quận Aabsard gần Tehran lúc 2:30 chiều thứ Sáu tuần trước. Tiếng súng vang rền sau đó.
Sau đó một chiếc xe bán tải chứa thuốc nổ (che đậy bằng gỗ) đi qua xe ô tô của nhà khoa học và phát nổ khiến vệ sĩ Hamed Asghari thiệt mạng còn ông Fakhrizadeh bị thương. Nhà khoa học được đưa vào viện nhưng đã không qua khỏi.
Ông Fakhrizadeh từng là mục tiêu trong một âm mưu ám sát vào năm 2008 khi những kẻ tấn công gắn thiết bị nổ vào xe của ông nhưng ông may mắn thoát nạn. Ông đã lết ra khỏi xe ngay trước khi xe bị nổ tung trong cuộc tấn công đó.
Cho đến nay chính phủ Israel vẫn im lặng trước sự việc và hiện không có ai nhận trách nhiệm về vụ việc. Bộ trưởng Bộ Các vấn đề giải quyết của Israel, Tzachi Hanegbi hôm thứ Bảy cho biết ông "không có manh mối" nào về kẻ đứng sau vụ giết người.
Phản ứng của các quan chức Iran có sự đồng nhất trong việc họ lên án Israel, lời hứa trả thù khắc nghiệt đối với thủ phạm và mong muốn có động lực mới để tiếp tục phát triển các hoạt động hạt nhân của Cộng hòa Hồi giáo.
Các báo cáo truyền thông cho thấy Fakhrizadeh là một trong những yếu nhân được Iran bảo vệ nghiêm ngặt, đặc biệt là sau khi Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nhắc đến tên ông trong một bài thuyết trình hồi tháng 4/2018 về các hoạt động hạt nhân của Iran.
Với tư cách là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và Hậu cần Lực lượng Vũ trang Iran, ông Fakhrizadeh từng là người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Vật lý của Iran và bị Mỹ và Vương quốc Anh đưa vào danh sách trừng phạt vì vai trò thúc đẩy chương trình hạt nhân Iran.
Năm 2014, tờ New York Times thậm chí còn so sánh ông với J Robert Oppenheimer, nhà vật lý người Mỹ và là “cha đẻ của bom nguyên tử”.
Ai đứng sau vụ ám sát?
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết 1747 vào ngày 24/3/2007 với nội dung đóng băng tài sản của ông Fakhrizadeh và hạn chế đi lại đối với ông, do sự liên quan của ông trong chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Iran.
Bản thân Jeremy Ben-Ami, chủ tịch của tổ chức J Street thân Israel có trụ sở ở thủ đô Washington (Mỹ) cũng cho rằng, vụ ám sát này là nhằm kích động đối đầu quân sự và chấm dứt cơ hội ngoại giao giữa Mỹ và Iran.
Vụ ám sát diễn ra vào thời điểm nhạy cảm chỉ còn chưa đến 50 ngày nữa là kết thúc nhiệm kỳ của Tổng thống Mỹ Donald Trump, người được đồn đoán có khả năng phát động chiến tranh nhằm vào Iran để ủng hộ Israel và “giữ lại ghế Tổng thống”.
Nhìn chung cộng đồng quốc tế phản đối vụ ám sát và thể hiện sự đoàn kết với Iran vào lúc này.
Người đứng đầu chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu Josep Borrell đã lên án vụ ám sát có chủ đích và gửi lời chia buồn tới gia đình các nạn nhân.
“Trong những thời điểm như này, điều quan trọng hơn bao giờ hết là tất cả các bên phải bình tĩnh và thực hiện kiềm chế tối đa để tránh leo thang mà không có lợi cho bất kỳ ai,” tuyên bố của ông Josep Borrell cho biết.
John Brennan, cựu lãnh đạo Cục Tình báo Trung ương Mỹ dưới thời Tổng thống Barack Obama, gọi vụ ám sát nhà khoa học hạt nhân là "một hành động tội ác và rất liều lĩnh". Ông cũng khuyên Iran nên thực hành kiềm chế để thể hiện sự khôn ngoan và "chống lại sự thôi thúc phản ứng lại của những thủ phạm".
Về phần mình, Liên Hợp Quốc đã lên án vụ ám sát, giống như cách họ làm với “bất kỳ vụ ám sát hoặc giết người ngoài hành vi nào”, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải kiềm chế và tránh “bất kỳ hành động nào có thể dẫn đến leo thang căng thẳng trong khu vực”.
Chính trường Iran xáo động
Khi các nhân vật nổi bật của Iran bị ám sát như thế này, tại Iran thường có các cuộc biểu tình phản đối các thế lực nước ngoài, giống như sau vụ tướng Iran Soleimani bị quân đội Mỹ ám sát bằng máy bay không người lái.
Nhưng lần này, mũi nhọn của các cuộc biểu tình dường như được chĩa vào chính quyền ôn hòa của Tổng thống Iran Hassan Rouhani, người đang tìm cách tiếp cận ứng viên tổng thống Mỹ Biden – nhân vật có khả năng cao sẽ chính thức trở thành tổng thống Mỹ vào đầu năm 2021, nhằm khôi phục lại thỏa thuận hạt nhân Iran.
Những người biểu tình đã chế giễu thỏa thuận trên và kêu gọi trục xuất các thành sát viên IAEA (Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế) khỏi Iran – những người này bị họ gọi là các “gián điệp”...
Những người biểu tình Iran đang chuyển sự chỉ trích từ chỗ nhằm vào Israel sang nhằm vào Tổng thống Rouhani. Họ tuyên bố chính quyền của ông Rouhani quá mềm yếu với phương Tây, và hợp tác với IAEA là trên mức cần thiết.
Người Israel chắc chắn biết rõ rằng tác động của vụ ám sát sẽ gây áp lực trong nước lên Tổng thống Rouhani.