Bị lên án xâm phạm quyền riêng, Facebook loại bỏ tính năng nhận dạng khuôn mặt
Facebook vừa thông báo sẽ không sử dụng nhận dạng khuôn mặt và xóa hơn 1 tỷ hồ sơ nhận dạng khuôn mặt của người dùng trong những tuần tới…
Tính năng nhận diện khuôn mặt được Facebook ra mắt hồi tháng 12/2010.
Nếu bạn đã sử dụng nhận dạng khuôn mặt, Facebook sẽ xóa mẫu được sử dụng để nhận dạng bạn. Hệ thống nhận dạng khuôn mặt của Facebook phân tích ảnh chụp của người dùng được gắn thẻ và ảnh hồ sơ của người dùng được liên kết để xây dựng một mẫu hoặc mã nhận dạng duy nhất. Mẫu này sẽ được sử dụng để xác định người dùng trong ảnh đã tải lên hoặc tự động gắn thẻ mọi người trong Memories (kỷ niệm).
Có nhiều lo ngại về việc sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt trong nền tảng mạng xã hội và các cơ quan quản lý vẫn đang trong quá trình cung cấp một bộ quy tắc rõ ràng để quản lý việc sử dụng nó.
Jerome Pesenti, Phó Giám đốc Trí tuệ nhân tạo của Facebook.
Ngoài ra, thay đổi này cũng sẽ ảnh hưởng đến văn bản thay thế tự động (AAT), một công nghệ được sử dụng để tạo mô tả hình ảnh cho những người bị mù hoặc khiếm thị.
Hiện, AAT nhận dạng người trong khoảng 4% các ảnh. Sau khi thay đổi, AAT sẽ vẫn có thể nhận ra có bao nhiêu người trong một bức ảnh, nhưng sẽ không xác định được mỗi người trong đó.
Jerome Pesenti, Phó Giám đốc Trí tuệ nhân tạo của Facebook, cho biết: Có nhiều lo ngại về việc sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt trong nền tảng mạng xã hội và các cơ quan quản lý vẫn đang trong quá trình cung cấp một bộ quy tắc rõ ràng để quản lý việc sử dụng nó.
Hiện nay Facebook đang là mục tiêu chịu sự giám sát gắt gao từ cơ quan quản lý của nhiều quốc gia trên thế giới sau khi chìm trong hàng loạt bê bối liên quan đến dữ liệu cá nhân cũng như vô số các cáo buộc về hành vi lạm dụng trên nền tảng. Không những vậy, ngành công nghiệp công nghệ hiện đang phải đối mặt với sự cân nhắc về đạo đức sử dụng công nghệ.
Nhiều đề xuất để điều chỉnh quyền riêng tư trực tuyến ở Mỹ, đặc biệt là ở cấp liên bang, nhưng các luật hiện hành có thể làm phức tạp việc sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt. Trong số đó, có một đạo luật về quyền riêng tư của bang Illinois được gọi là Đạo luật Bảo mật Thông tin Sinh trắc học (BIPA) cho phép áp dụng lên một số công ty công nghệ lớn.
Đầu năm nay, Facebook đã được lệnh trả 650 triệu USD trong một thỏa thuận BIPA vì đã sử dụng tính năng nhận dạng khuôn mặt để xác định ảnh của cư dân bang Illinois và đã thu thập, lưu trữ dữ liệu sinh trắc học của người dùng mà không có sự đồng ý. Mạng xã hội lớn nhất này cũng nhận dạng khuôn mặt gây tranh cãi Clearview AI hiện cũng đang phải đối mặt với một vụ kiện BIPA ở bang này.
Trước đó, hôm 28/10, CEO Mark Zuckerberg công bố đổi tên Facebook thành Meta Platforms (viết tắt là Meta). Nhận diện khuôn mặt là tính năng được Facebook ra mắt hồi tháng 12/2010 với mục đích giúp người dùng tiết kiệm thời gian. Phần mềm sẽ nhận diện khuôn mặt tự động những người xuất hiện trong ảnh kỹ thuật số của người dùng Facebook và đề xuất người dùng gắn thẻ (tag) tất cả người có mặt chỉ bằng một cú nhấp chuột đồng thời liên kết tài khoản của họ với những hình ảnh này.
Facebook cho biết chỉ sử dụng tính năng nhận diện khuôn mặt trên trang của mình và không bán cho bên thứ 3. Tuy nhiên, Facebook vốn chưa bao giờ mang lại sự tin tưởng cho bất cứ người dùng hay cơ quan quản lý ở quốc gia nào.