Bí mật bất ngờ đài tưởng niệm chiến tranh lâu đời nhất thế giới

Các nhà khảo cổ có phát hiện đáng chú ý về gò chôn cất hình kim tự tháp chứa hài cốt của ít nhất 30 chiến binh. Với niên đại khoảng 4.300 tuổi, đây có thể là đài tưởng niệm chiến tranh lâu đời nhất thế giới.

Một nhóm các nhà khảo cổ có phát hiện bất ngờ về một gò chôn cất hình kim tự tháp chứa hài cốt của ít nhất 30 chiến binh tại khu vực hiện đang bị ngập nước ở Tell Banat, Syria. Đây có thể là đài tưởng niệm chiến tranh lâu đời nhất thế giới.

Một nhóm các nhà khảo cổ có phát hiện bất ngờ về một gò chôn cất hình kim tự tháp chứa hài cốt của ít nhất 30 chiến binh tại khu vực hiện đang bị ngập nước ở Tell Banat, Syria. Đây có thể là đài tưởng niệm chiến tranh lâu đời nhất thế giới.

Không những vậy, nhóm nghiên cứu còn tìm thấy những viên đạn nhỏ được chôn gần các bộ hài cốt mai táng trong gò chôn cất.

Không những vậy, nhóm nghiên cứu còn tìm thấy những viên đạn nhỏ được chôn gần các bộ hài cốt mai táng trong gò chôn cất.

Theo các chuyên gia, gò chôn cất trên có niên đại ít nhất 4.300 năm tuổi.

Theo các chuyên gia, gò chôn cất trên có niên đại ít nhất 4.300 năm tuổi.

Đài tưởng niệm này là ví dụ đầu tiên về một loại tượng đài đặc biệt được mô tả trong các bia ký cổ đại từ Lưỡng Hà. Theo các sử liệu, thi thể của kẻ thù hoặc người chết trong chiến trận được chất thành một cấu trúc có dạng cao.

Đài tưởng niệm này là ví dụ đầu tiên về một loại tượng đài đặc biệt được mô tả trong các bia ký cổ đại từ Lưỡng Hà. Theo các sử liệu, thi thể của kẻ thù hoặc người chết trong chiến trận được chất thành một cấu trúc có dạng cao.

Phát hiện mới đây cho thấy người cổ đại đã tôn vinh những người thiệt mạng trong chiến trận giống như ngày nay.

Phát hiện mới đây cho thấy người cổ đại đã tôn vinh những người thiệt mạng trong chiến trận giống như ngày nay.

Giáo sư Anne Porter chuyên nghiên cứu về các nền văn minh Trung Đông và Cận Đông cổ đại, Đại học Toronto, Canada, cho biết: "Chúng tôi không biết liệu họ là người thắng trận hay bại trận trong cuộc chiến đó. Chúng tôi chỉ biết rằng họ (những người ở Tell Banat) đã đem thi thể của những người chết từ một nơi khác, có lẽ rất lâu sau sự kiện này và đưa chôn cất họ trong ngôi mộ khổng lồ có thể nhìn thấy cách xa hàng kilomet".

Giáo sư Anne Porter chuyên nghiên cứu về các nền văn minh Trung Đông và Cận Đông cổ đại, Đại học Toronto, Canada, cho biết: "Chúng tôi không biết liệu họ là người thắng trận hay bại trận trong cuộc chiến đó. Chúng tôi chỉ biết rằng họ (những người ở Tell Banat) đã đem thi thể của những người chết từ một nơi khác, có lẽ rất lâu sau sự kiện này và đưa chôn cất họ trong ngôi mộ khổng lồ có thể nhìn thấy cách xa hàng kilomet".

Đài tưởng niệm này có hình dáng khá giống kim tự tháp bậc thang Djoser ở Ai Cập. Điểm khác biệt là các lớp của đài tưởng niệm được làm bằng đất và thạch cao thay vì đá như của kim tự tháp.

Đài tưởng niệm này có hình dáng khá giống kim tự tháp bậc thang Djoser ở Ai Cập. Điểm khác biệt là các lớp của đài tưởng niệm được làm bằng đất và thạch cao thay vì đá như của kim tự tháp.

Ngày nay, người dân địa phương gọi gò chôn cất cổ xưa trên là "tượng đài trắng". Lý do là vì thạch cao làm cho khu mộ này lấp lánh dưới ánh sáng Mặt trời.

Ngày nay, người dân địa phương gọi gò chôn cất cổ xưa trên là "tượng đài trắng". Lý do là vì thạch cao làm cho khu mộ này lấp lánh dưới ánh sáng Mặt trời.

Mặc dù các nhà khảo cổ đã khai quật khu vực trên từ năm 1988 -1999 nhưng đến nay họ vẫn chưa thể giải mã mục đích của nơi này.

Mặc dù các nhà khảo cổ đã khai quật khu vực trên từ năm 1988 -1999 nhưng đến nay họ vẫn chưa thể giải mã mục đích của nơi này.

Vì vậy, đến nay, các chuyên gia tiếp tục dành thời gian để nghiên cứu, giải mã bí ẩn khó giải về địa điểm khảo cổ quan trọng trên.

Vì vậy, đến nay, các chuyên gia tiếp tục dành thời gian để nghiên cứu, giải mã bí ẩn khó giải về địa điểm khảo cổ quan trọng trên.

Mời độc giả xem video: Chiến sự tại Syria leo thang căng thẳng. Nguồn: THĐT1.

Tâm Anh (theo LS)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/bi-mat-bat-ngo-dai-tuong-niem-chien-tranh-lau-doi-nhat-the-gioi-1544620.html