Bí mật bên trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng
Lăng mộ Tần Thủy Hoàng được coi là ví dụ hoàn hảo về uy thế và quyền lực vô biên của vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc.
Hoàng đế nhà Tần đã để lại một bản ghi chép về tài quân sự và ngoại giao của mình. Một trong những thành tựu đáng kể khác của ông là tiêu chuẩn hóa các hệ thống chữ viết, trọng lượng, đo lường, tiền tệ và đơn giản hỏa các phương pháp lưu trữ hồ sơ. Mặc dù có những công trình tiến bộ, Tần Thủy Hoàng là một người độc tài và chuyên chế trong thời gian trị vì.
Năm 246 TCN, Tần Thủy Hoàng đã ra lệnh xây dựng lăng mộ cho mình sau khi thăng tiên mặc dù lúc đó ông mới chỉ là một cậu bé 13 tuổi. Nhưng tới những năm cuối đời, Tần Thủy Hoàng lại vô cùng sợ cái chết và tìm kiếm các công thức để giúp mình "trường sinh bất lão". Công việc xây lăng mộ mất tổng cộng 36 năm và Tần Thủy Hoàng đã qua đời ngay sau khi lăng mộ hoàn thành vào năm 210 TCN.
Ngôi mộ của Tần Thủy Hoàng đã bị lịch sử lãng quên cho đến tận năm 1974, khi các nông dân đào giếng phát hiện ra ở gần thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, tây bắc Trung Quốc. Kích thước khổng lồ và hàng ngàn tác phẩm nghệ thuật được lưu giữ bên trong là những đặc điểm nổi bật của lăng mộ.
Có hơn 8.000 bức tượng đàn ông và ngựa bằng đất nung. Mỗi một bức tượng có một vẻ riêng và được nặn một cách khéo léo bằng tay từ năm 221 TCN.
Các chiến binh đất nung được đặt theo cấp bậc mà họ nắm giữ trong thời gian đương đại. Họ được phân bố trong ba không riêng biệt. Khoang đầu tiên và lớn nhất chứa các chiến binh làm nhiệm vụ chiến đấu, khoang thứ hai là nơi đặt quân dự bị trong khi khoang thứ ba nhỏ hơn lại là căn cứ của 68 chỉ huy ưu tú. Tất cả những người lính đều phải quay mặt về phía đông để bảo vệ thế giới bên kia của Tần Thủy Hoàng khỏi các cuộc tấn công của kẻ thù.
Bí ẩn của lăng mộ này nằm ở thực tế là ba khoang chiến binh đất nung chỉ chiếm 1% diện tích của toàn bộ khu mộ. Phần trung tâm của công trình cao 90feet nằm bên dưới một kim tự tháp bằng đất nung vẫn chưa được khai quật. Theo các nhà sử học Trung Quốc, khu vực này được xây dựng như một thành phố với các bức tường, cung điện và nghĩa trang, tất cả đều phục vụ cho cuộc sống sang trọng ở thế giới bên kia của Tần Thủy Hoàng.
Cung điện dưới lòng đất được cho là cấu trúc phức tạp nhất. Nó cũng có thể là nơi chôn giấu những báu vật như vàng, ngọc và các đồ vật giá trị khác.
700.000 tù nhân chiến tranh và nô lệ đã tham gia vào việc xây dựng công trình phức tạp và không thấm nước này. Sau đó, họ đã bị giết chết để không làm lộ bí mật về lăng mộ. Để làm cho cuộc sống ở thế giới bên kia của Tần Thủy Hoàng cũng được sung túc như lúc còn trên dương gian, nhân tình của ông cũng bị chôn sống trong mộ.
Ngày nay, lăng mộ của Tần Thủy Hoàng đã trở thành một địa điểm thu hút khách du lịch và các học giả từ khắp nơi trên thế giới và những bí mật bên trong ngôi mộ của vị hoàng đế này vẫn đang được khám phá.