Bí mật khoáng chất hiếm nhất thế giới, chỉ có ở một quốc gia

Khoáng chất hiếm gặp nhất trên Trái đất là kyawthuite. Nó chỉ được tìm thấy ở Myanmar. Đến nay, giới khoa học biết rất ít về khoáng chất kyawthuite.

Vùng Mogok ở Myanmar được giới khoa học vô cùng quan tâm vì là đây là nơi duy nhất trên thế giới phát hiện khoáng chất hiếm gặp nhất trên Trái đất. Đó chính là kyawthuite. Đến nay, giới khoa học mới tìm được duy nhất một tinh thể kyawthuite ở vùng Mogok.

Vùng Mogok ở Myanmar được giới khoa học vô cùng quan tâm vì là đây là nơi duy nhất trên thế giới phát hiện khoáng chất hiếm gặp nhất trên Trái đất. Đó chính là kyawthuite. Đến nay, giới khoa học mới tìm được duy nhất một tinh thể kyawthuite ở vùng Mogok.

Cơ sở dữ liệu khoáng chất của Viện Công nghệ California mô tả tinh thể quý hiếm đó là một viên đá quý màu cam sậm nhỏ (1,61 karar). Nó được Hiệp hội Khoáng chất Quốc tế chính thức công nhận vào năm 2015. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay, giới nghiên cứu biết rất ít về khoáng chất kyawthuite.

Cơ sở dữ liệu khoáng chất của Viện Công nghệ California mô tả tinh thể quý hiếm đó là một viên đá quý màu cam sậm nhỏ (1,61 karar). Nó được Hiệp hội Khoáng chất Quốc tế chính thức công nhận vào năm 2015. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay, giới nghiên cứu biết rất ít về khoáng chất kyawthuite.

Ngoài kyawthuite, khoáng chất hiếm thứ hai trên thế giới là painite cũng chỉ được tìm thấy ở Myanmar. Painite là tinh thể hình lục giác có màu đỏ sậm. Dù hiện nay giới khoa học có thể tìm thấy painite dễ dàng hơn trước nhưng khoáng chất này vẫn cực hiếm. Vào năm 1952, nhà sưu tập đá quý người Anh Arthur Pain mua được 2 viên đá màu đỏ ở Myanmar. Ông Pain sau đó tặng viên đá cho Bảo tàng Anh vào năm 1954 để nghiên cứu sâu hơn về khoáng chất quý hiếm này.

Một mẫu vật painite khác được tìm thấy ở Myanmar xuất hiện vào năm 1979. Tính đến năm 2001, đây là ba mẫu vật painite duy nhất được biết tới trên thế giới. Ảnh: Một viên đá painite khai quật ở Myanmar.

Một mẫu vật painite khác được tìm thấy ở Myanmar xuất hiện vào năm 1979. Tính đến năm 2001, đây là ba mẫu vật painite duy nhất được biết tới trên thế giới. Ảnh: Một viên đá painite khai quật ở Myanmar.

Vào năm 2018, George Rossman - giáo sư khoáng chất học ở Viện Công nghệ California, công bố nghiên cứu về cấu tạo của painite trên tạp chí Khoáng chất học. Ông đã xác định ngoài những thành phần mà các nhà khoa học ở Bảo tàng Anh đã xác định đúng ban đầu là: nhôm, boron, canxi và oxy. Ngoài ra, ông phát hiện painite còn chứa zirconium, vanadium và chromium. Nhờ vậy, khoáng chất này có màu đỏ sậm như hồng ngọc.

Vào năm 2018, George Rossman - giáo sư khoáng chất học ở Viện Công nghệ California, công bố nghiên cứu về cấu tạo của painite trên tạp chí Khoáng chất học. Ông đã xác định ngoài những thành phần mà các nhà khoa học ở Bảo tàng Anh đã xác định đúng ban đầu là: nhôm, boron, canxi và oxy. Ngoài ra, ông phát hiện painite còn chứa zirconium, vanadium và chromium. Nhờ vậy, khoáng chất này có màu đỏ sậm như hồng ngọc.

Tuy nhiên, điều khiến painite cực hiếm gặp và chỉ được tìm thấy ở Myanmar là do quá trình hình thành khoáng chất. Painite là tinh thể borate, có nghĩa nó chứa boron. Boron cực khó kết hợp với zirconium. Theo các nhà khoa học, painite là khoáng chất duy nhất mà hai nguyên tố này kết hợp trong tự nhiên. Giới nghiên cứu vẫn chưa tìm ra lý do cho điều này.

Tuy nhiên, điều khiến painite cực hiếm gặp và chỉ được tìm thấy ở Myanmar là do quá trình hình thành khoáng chất. Painite là tinh thể borate, có nghĩa nó chứa boron. Boron cực khó kết hợp với zirconium. Theo các nhà khoa học, painite là khoáng chất duy nhất mà hai nguyên tố này kết hợp trong tự nhiên. Giới nghiên cứu vẫn chưa tìm ra lý do cho điều này.

Zirconium và boron cũng không tồn tại cạnh nhau với mật độ lớn và trạng thái của chúng không quá ổn định so với khi kết hợp cùng nguyên tố khác. Painite có thể trị giá lên tới 60.000 USD/carat và viên đá càng có ít tỳ vết thì càng có giá trị cao.

Zirconium và boron cũng không tồn tại cạnh nhau với mật độ lớn và trạng thái của chúng không quá ổn định so với khi kết hợp cùng nguyên tố khác. Painite có thể trị giá lên tới 60.000 USD/carat và viên đá càng có ít tỳ vết thì càng có giá trị cao.

Mời độc giả xem video: Người dân Myanmar đón Tết té nước Thingyan. Nguồn: THĐT1.

Tâm Anh (theo LS)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/bi-mat-khoang-chat-hiem-nhat-the-gioi-chi-co-o-mot-quoc-gia-1793514.html