Bí mật không lời giải đáp ở 'vùng đất chết' Bermuda
Trên thế giới có rất nhiều thứ mà con người chưa thể lý giải, có văn minh cổ đại, có lốc xoáy dưới đại dương… Cho dù khoa học kĩ thật đã đạt tới vô cùng hiện đại, chúng ta vẫn không thể tìm ra bí mật của những câu chuyện thần bí.
Theo một số tài liệu, “vùng đất chết” này nằm ở phía đông nam bán đảo Florida, Bắc Mỹ, cụ thể là một vùng đất hình tam giác ở phía đông Đại Tây Dương, được hình thành nhờ các đường nối liền giữa quần đảo Bermuda, Miami của Mỹ và San Juan của nước tự trị Puerto Rico, mỗi cạnh của tam giác dài khoảng 2 triệu mét.
Từ một tờ tạp chí năm 1964, lần đầu tiên cái tên “tam giác Bermuda” được đưa ra, vùng đất thần bí này đã không ngừng thu hút sự chú ý của mọi người.
Thuyền chở hàng, thuyền buồm, còn cả thuyền quân sự, tàu ngầm và thậm chí là máy bay, đều biến mất không tung tích chỉ trong vài giây ngắn ngủi. Liên lạc không giây của bọn họ bị ngắt đột ngột, nhưng lại không tìm thấy mảnh vỡ, cũng không phát hiện thi thể người, giống như là bị “tan” vào trong đại dương vậy. Theo thống kê chưa hoàn chỉnh, từ những năm 30 của thế kỉ 20 đến này, nơi này đã xảy ra hơn 240 vụ đắm tàu, rơi máy bay, gần 2000 người mất mạng.
Năm 1918, con thuyền Cyclopes của Mỹ mất tích, trên thuyền có 310 người; năm 1945, năm chiếc máy bay Avenger của Mỹ bị sét đánh vỡ, biến mất một cách thần bí, chỉ có một nhân viên lưu lại một tiếng hét trong ghi chép liên lạc. Tất nhiên, đây không phải tất cả vụ việc xảy ra ở “vùng đất chết”.
Rất nhiều nghiên cứu và cả những giả thuyết được đưa ra cho nguyên nhân của các vụ đắm tàu, rơi máy bay ở đây, nhưng chưa có câu trả lời thích đáng nào làm yên lòng dư luận quốc tế. Tuy nhiên, một số nghiên cứu chuyên sâu đã cho thấy, Bermuda là một vùng đất cực kì kì lạ.
Khảo sát thực vật
Theo tờ Dailymail của Anh, tháng 4/2006, 28 chuyên gia hải dương học đến từ 14 quốc gia đã tiến hành khảo sát vùng biển tam giác Bermuda trong vòng 20 ngày, vớt các sinh vật phù du sống từ trên mặt biển tới độ sâu 4.8km sâu dưới biển.
Trong hàng ngàn sinh vật thu được, các nhà khoa học đã tiến hành phân loại đối với 500 loài, và phân tích trình tự gen của hơn 220 loài. Kết quả cho thấy, có ít nhất 20 loài sinh vật phù dù lần đầu tiên được phát hiện. Ngoài ra, các nhà khoa học còn phát hiện ra hơn 120 loài cá, trong đó có một số loài là “đặc sản” của Bermuda.
Địa trường dị thường
Điều kì lạ ở Bermuda là tầng khí quyển và đại dương. Đoạn sóng mà đại dương và tầng khí quyển ở đây phát ra khác với các khu vực khác. Theo số liệu ghi chép vệ tinh, nam Đại Tây Dương tồn tại vùng địa từ dị thường, ở đây chỉ có tia bức xạ trong Trái Đất. Vùng bức xạ này gọi là Van Allen belts.
Bức xạ Trái Đất gồm 2 loại: bức xạ ngoài và bức xạ trong. Chúng tới tầng địa từ tích lũy phân tử năng lượng cao, từ đó ngăn chúng xâm nhập vào Trái Đất.
Nhà khoa học Nga Sergei Ivanov và Alexander Avila đã nghiên cứu và cho thấy, chính do Bermula tồn tại một đai từ trường mới tạo ra tình hình địa lý hiếm thấy như vậy. Số liệu thu thập được từ phi thuyền số 3 của Nga cho thấy, khi xuất hiện mặt trời hoạt động trong thời gian dài, như điểm đen mặt trời, có lúc Trái Đất sẽ có thay đổi và xuất hiện từ trường thứ 3. Khi Trái Đất ổn định, tầng sóng này sẽ biến mất.
Năm 2012, Mỹ phóng 2 vệ tinh quan sát, thông qua đo đạc cho thấy, các phân tử của vùng đất này có thể từ 0 tăng lên gần tốc độ ánh sáng chỉ trong chớp mắt, ngoài ra còn phát ra sóng điện từ tốc độ vô cùng chậm. Vệ tinh nhân tạo không người lái BeppoSAX của Ytalia cũng cho thấy, khi đi qua vùng đất Bermula, bức xạ tăng mạnh, khi ra khỏi vùng đất này thì bức xạ dần biến mất.
Kim tự tháp dưới đáy biển
Năm 1967, một phi hành gia người Mỹ có tên Luo Boer Bruce và trợ lý đã bay thấp ở quần đảo Bahaba thuộc vùng biển Bermuda và đột nhiên phát hiện dưới mặt nước của đảo Bimini có một vật thể hình vuông dài khổng lồ. Tháng 8 năm sau, đội khảo sát đã tới khu vực này và triển khai công tác khảo cổ dưới nước, phát hiện dưới mặt nước là quần thể kiến trúc đá vô cùng lớn nằm dưới đáy đại dương, kết cấu vững chắc, quy mô khổng lồ, hình dạng đa dạng. Bức tường đá dài tới 1600m, do các tảng đá dài 4.5m, rộng 6m, cao 3m đắp lên, mỗi tảng đá nặng ít nhất 25 tấn. Con đường đá còn dùng các tảng đá hình vuông hoặc nhiều hình khác để xếp thành hoa văn trang trí. Một tòa kim tự tháp cao 42m, mỗi bên dài 54m chìm dưới mặt đại dương gần 400m, ngoài ra còn phát hiện ra các di tích của cảng khẩu và hình điêu khắc có vân cẩm thạch.