Cả đời Tần Thủy Hoàng chứa đựng rất nhiều những bí ẩn chưa có lời giải đáp. Một trong những câu hỏi lớn nhất về ông ta chính là ai mới là người vợ đích thực? Trong lịch sử các vương triều của các hoàng đế, hậu cung đều được ghi chép lại rất chi tiết, đặc biệt là ngôi vị hoàng hậu, vì đây là vị trí đệ nhất phu nhân, mẫu nghi thiên hạ. Ảnh minh họa chân dung Tần Thủy Hoàng.
Tần Thủy Hoàng là vị hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. Nhưng hoàng hậu của ông ta là ai trong chính sử, đại thư hoàn toàn không có ghi chép. Hơn 2.000 năm nay cũng không ai biết về bí ẩn này. Ảnh minh họa chân dung Tần Thủy Hoàng.
Vậy Tần hoàng hậu do sử sách quên không ghi chép hay đã có nguyên do gì đó mà không ghi chép? Điều kỳ lạ hơn nữa là ngoài ngôi vị hoàng hậu ra, cũng không tìm thấy những ghi chép liên quan đến hậu cung của Tần Thủy Hoàng trong sử sách. Ảnh minh họa chân dung Tần Thủy Hoàng.
Khi khai quật lăng mộ Hạ thái hậu Tổ Mẫu của Tần vương Doanh Chính,các nhà khảo cổ học đã tiến hành khảo sát các di chỉ liên quan đến những người phụ nữ trong cuộc đời của Tần Thủy Hoàng. Ảnh minh họa chân dung Tần Thủy Hoàng.
Khi tiến hành khảo sát và tìm hiểu tại Tần Đông lăng, mộ phần của Tổ phụ Hiếu Văn Vương và dưỡng tổ mẫu Hoa Dương thái hậu, phụ thân Trang Tương Vương và mẹ là Mẫu thân đế thái hậu, tất cả đều được hợp táng âm dương tương phối thành cặp. Tất cả đều được bố trí vô cùng ngăn nắp, phù hợp với truyền thống, đúng với lễ chế. Duy chỉ có lăng mộ của Tần Thủy Hoàng thì chỉ có độc nhất một ngôi mộ lớn mà không có mộ của hoàng hậu. Ảnh minh họa chân dung Tần Thủy Hoàng.
Phải chăng khi còn sống Tần Thủy Hoàng đã không lập hoàng hậu? Câu hỏi này có rất nhiều giả thiết đưa ra. Xưa nay, việc lập hậu là vô cùng quan trọng vì ảnh hưởng đến trật tự kế tục vượng vị và trật tự của hậu cung. Ảnh minh họa chân dung Tần Thủy Hoàng.
Có người đoán rằng vì Tần Thủy Hoàng tin lời đạo sĩ theo đuổi thuật trường sinh bất lão vì thế mà đã kéo dài thời gian lập hậu. Nhưng điều này không có cơ sở, vì theo quy định khi hoàng đế chính thức đăng cơ không lâu sau sẽ phải lập hậu. Khi đó, Tần Thủy Hoàng còn rất trẻ, hà cớ gì phải đợi đến 40, 50 tuổi khi già yếu mới tính đến việc lập hậu. Giả dụ Tần Thủy Hoàng có chủ ý như thế thì không chỉ có tông thất nhà Tần không đồng ý mà các đại thần cũng sớm can gián. Ảnh minh họa chân dung Tần Thủy Hoàng.
Có người lại lập luận rằng do mẫu thân không đoan chính, sinh hai con riêng khi phụ hoàng đã mất nên đã gây chấn động tâm lý rất lớn đối với Tần Thủy Hoàng. Chính việc này đã khiến ông ta oán hận nên đã đuổi mẫu thân xuất kinh, từ đó mà thù hận đàn bà. Đây chính là một trở ngại tâm lý khiến ông ta không tin tưởng ai và không muốn lập ai làm hoàng hậu. Ảnh minh họa chân dung Tần Thủy Hoàng.
Nhưng sau khi nghe lời khuyên nhủ của đại thần nhằm ổn định chính trị, dẹp yên các mối quan hệ nên Tần Thủy Hoàng đã cho đón mẹ đẻ hồi cung, khôi phục lại mối quan hệ mẹ con. Tần Thủy Hoàng lại là người hành sự đều suy tính từ góc độ chính trị. Huống hồ, trong lịch sử nhà Tần việc Thái hậu sinh con riêng cũng không phải là hiếm. Ảnh minh họa chân dung Tần Thủy Hoàng.
Chính cao tổ mẫu Tuyên thái hậu cũng từng sinh hai người con trai riêng với Nghĩa Cừ Vương. Con trai của Tuyên thái hậu là tằng tổ phụ Tần Chiêu Vương của Tần Thủy Hoàng cũng biết rõ chuyện này và còn hợp mưu với mẹ lợi dụng hai đứa trẻ để mưu sát Nghĩa Cừ Vương và đưa quốc sĩ của Nghĩa Cừ Vương vào nước Tần, giải quyết ổn thỏa được mối uy hiếp ở biên giới Tây Bắc nước Tần. Ảnh minh họa chân dung Tần Thủy Hoàng.
Chính Tuyên Thái Hậu đã làm chủ cho Tần Chiêu Vương lấy vợ lập hậu, hậu cung không ít, con cái cũng nhiều, vì thế cũng không có trở ngại gì về mặt tâm lý. Nên nói cuộc sống riêng tư của mẹ đẻ gây cú sốc tâm lý và ảnh hưởng đến việc lập hậu của Tần Thủy Hoàng cũng không có cơ sở và có phần khiên cưỡng. Ảnh minh họa chân dung Tần Thủy Hoàng.
Có giả thiết cho rằng hoàng hậu của Tần Thủy Hoàng là Sở phu nhân. Thân thế của bà cũng không tìm thấy trong chính sử, chỉ có thể phỏng đoán bà xuất thân trong một vương tộc Sở quốc. Bà là người đã lọt mắt xanh của Hoa Dương phu nhân và có mối quan hệ mật thiết với Hoa Dương phu nhân, và đương nhiên sẽ có mối quan hệ mật thiết với Xương Bình Quân và họ đều là những người có cùng quan hệ huyết thống mật thiết trong một gia tộc. Ảnh minh họa chân dung Sở phu nhân.
Trong “Tần Mê” của Lý Khai Nguyên cũng có đoạn đưa ra dẫn chứng và phỏng đoán rất đanh thép về hoàng hậu của Tần Thủy Hoàng. Thời Chiến Quốc, nước Tần và nước Sở vẫn duy trì mối quan hệ thông gia hàng trăm năm, vương hậu của nước Tần xưa nay vốn vẫn là công chúa của nước Sở. Vì thế nếu giả thiết này đúng, thì vợ đích thực của Tần Thủy Hoàng chính là Sở phu nhân. Ảnh minh họa chân dung Sở phu nhân.
Trong chính sử không ghi chép còn trong dã sử thì sao? Theo các tài liệu dã sử tìm thấy thì chỉ có vài giả thiết về hoàng hậu của Tần Thủy Hoàng là Công Tôn Ngọc (trong “Tần Thủy Hoàng đại chuyện”), Mẫn Đại công chúa (trong truyện “Mẹ của Phù Tô”) và A Nhược công chúa (trong truyện “Người mẹ của Hồ Hợi”). Ngoài ra còn hai mỹ nhân mà Tần Thủy Hoàng vô cùng sủng ái là A Phòng, Lê Khương. Nhưng cho dù những giải thiết này có thực hay không thì câu hỏi ai là hoàng hậu của Tần Thủy Hoàng đến nay vẫn chưa có lời giải đáp thỏa đáng. Ảnh minh họa chân dung A Phòng cô nương.
Tuyết Mai (theo Sina)