Bí mật về 'voi tí hon' mất tích nửa thế kỷ bỗng tái xuất kỳ diệu, giới khoa học phấn khích ăn mừng

Đã rất lâu rồi giới khoa học mới lại nhìn thấy loài vật đặc biệt này. Đó cũng là lý do vì sao họ vui mừng trong khoảnh khắc chúng xuất hiện khỏe mạnh.

Trên thế giới có rất nhiều loài động vật đặc biệt, chuột chù voi Somali là một trong số đó. Chúng vốn là chuột, nhưng lại có vẻ ngoài giống voi. Thế nên nhiều người vẫn gọi chúng là “voi tí hon”.

Chuột chù voi Somali.

Chuột chù voi Somali.

Chuột chù voi Somali có tên khoa học là Elephantulus Revoilii. Chúng chỉ dài khoảng 17 – 57cm, sở hữu chiếc mũi dài như voi, đôi mắt to tròn, đuôi dài, bộ lông vàng, chân cao nhỏ. Loài chuột này có khứu giác và xúc giác vô cùng nhạy cảm.

Với thân hình nhỏ bé, chuột chù voi Somali di chuyển rất nhanh nhẹn, có thể chạy 30km/h. Chúng chính là loài động vật có vú chạy nhanh nhất. Ngoài ra, loài này còn gây chú ý khi rất chung thủy. Chúng sống “một vợ, một chồng”, gắn bó với nhau suốt đời.

Năm 1878 – 1881, nhà tự nhiên học người Pháp Georges Revoil đã phát hiện ra chuột chù voi Somali trong chuyến thám hiểm của mình. Thế nhưng, kể từ năm 1968 cho đến nửa thế kỷ sau đó, người ta không còn nhìn thấy chúng. Tổ chức Bảo tồn Động vật hoang dã toàn cầu (GWC) đã từng đưa chuột chù voi Somali vào danh sách “25 loài bị mất tích được mong muốn nhìn thấy nhất”.

Đến năm 2020, các nhà khoa học phấn khích khi tìm thấy chuột chù voi Somali sau 52 năm biệt tích nhờ bẫy ảnh. Chúng đều rất khỏe mạnh, không hề thay đổi gì so với nửa thế kỷ trước. Những nơi chuột chù voi Somali xuất hiện đều là mỏm đá, thảm thực vật tương đối thưa thớt. Vì không có sự xuất hiện của con người nên môi trường sống của “voi tí hon” không bị đe dọa.

Theo SHTT&ST

Nguồn Doanh Nghiệp: https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/bi-mat-ve-voi-ti-hon-mat-tich-nua-the-ky-bong-tai-xuat-ky-dieu-gioi-khoa-hoc-phan-khich-an-mung/20231224081458325