Theo Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia, nắng nóng năm nay đến sớm, số đợt nắng nóng nhiều hơn trung bình nhiều năm (TBNN), cường độ gay gắt hơn, có thể xuất hiện nền nhiệt cao lịch sử. Với tỉnh ta nắng nóng đã xảy ra từ tháng tư, các đợt nắng nóng đều kéo dài từ 5 - 10 ngày. Nhiệt độ đo được cao nhất gần 42oC, vượt mức kỷ lục 0,7oC (41,1oC vào ngày 19/5/2021). Nắng nóng kéo dài nguy cơ cháy rừng của tỉnh xảy ra rất cao đòi hỏi phải chủ động trong công tác phòng, chống.
Nếu Bắc Mê là viên ngọc xanh của tỉnh Hà Giang, thì P'apiu resort là một nét xanh tươi duyên dáng, đặc sắc.
Ngày 13/4, tại thành phố Đồng Hới (Quảng Bình), Ban Quản lý dự án VFBC tỉnh Quảng Bình phối hợp Tổ chức Bảo tồn Động, thực vật quốc tế (Fauna và Flora), các cơ quan liên quan trên địa bàn tỉnh Quảng Bình tổ chức Lễ phát động chiến dịch truyền thông hưởng ứng Ngày Động, thực vật hoang dã thế giới và Năm Phục hồi đa dạng sinh học Quốc gia 2024.
Đã rất lâu rồi giới khoa học mới lại nhìn thấy loài vật đặc biệt này. Đó cũng là lý do vì sao họ vui mừng trong khoảnh khắc chúng xuất hiện khỏe mạnh.
Hơn bao giờ hết, chúng ta tự hào với khối danh hiệu đồ sộ được thế giới công nhận và ngưỡng mộ nhưng điều đó cũng đòi hỏi tính trách nhiệm và sự hiểu biết để gìn giữ những giá trị đang sở hữu.
Một loài động vật cực kỳ bé nhỏ và vô cùng dễ thương đã đột ngột xuất hiện trở lại tại châu Phi khiến giới khoa học rất phấn khích. Trước đó, loài vật này đã không xuất hiện suốt 50 năm và từng bị coi là đã tuyệt chủng.
Rừng tự nhiên của Hà Nam chủ yếu là rừng phòng hộ, núi đá, có diện tích gần 3.000 ha. Tại đây có nhiều loài động, thực vật quý hiếm; trong đó có loài nằm trong sách đỏ nguy cấp cần được bảo vệ. Theo đánh giá của Tổ chức Bảo tồn động, thực vật hoang dã quốc tế (FFI): Rừng Hà Nam rất đa dạng về hệ động, thực vật. Có nhiều loài đặc hữu cần được bảo tồn và phát triển. Nhất là tăng cường công tác bảo vệ, ngăn chặn tình trạng săn, bắt, khai thác trái phép…
Ngày 22/4, tại TP. Đồng Hới, Hợp phần Bảo tồn đa dạng sinh học (BTĐDSH) thuộc Dự án Quản lý rừng bền vững và BTĐDSH (VFBC) do USAID tài trợ, Ban quản lý dự án VFBC tỉnh Quảng Bình phối hợp với Tổ chức Bảo tồn động, thực vật hoang dã (ĐTVHD) Quốc tế (FFI) và các cơ quan, ban, ngành liên quan tổ chức sự kiện truyền thông bảo tồn ĐTVHD. Dự buổi lễ có đồng chí Đoàn Ngọc Lâm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và đại diện lãnh đạo các đơn vị, địa phương liên quan…
Hoạt động nằm trong khuôn khổ thực hiện Hợp phần Bảo tồn Đa dạng Sinh học thuộc Dự án Quản lý rừng bền vững và bảo tồn da dạng sinh học (VFBC) do USAID tài trợ.
Chà vá chân xám hay voọc chà vá (danh pháp khoa học: Pygathrix cinerea) là loài đặc hữu của Việt Nam. Trong khuôn khổ chương trình nghiên cứu, bảo tồn chà vá chân xám tại Miền Trung và Tây Nguyên, Trung tâm Bảo tồn Đa dạng sinh học Nước Việt Xanh (GreenViet), Tổ chức Bảo tồn Động, Thực vật hoang dã Quốc tế (FFI) - Chương trình tại Việt Nam phối hợp với Chi cục Kiểm lâm tỉnh và Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên đã khảo sát thực địa và phát hiện nhiều đàn voọc chà vá chân xám tại khu vực rừng thuộc xã Phú Mỡ (huyện Đồng Xuân). Các cơ quan chức năng của tỉnh Phú Yên và Trung tâm GreenViet đã đề ra nhiều giải pháp nhằm bảo vệ loài động vật quý hiếm này.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi, đoàn khảo sát của Tổ chức Bảo tồn động, thực vật hoang dã quốc tế và Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học Nước Việt Xanh vừa hoàn thành hai đợt khảo sát chà vá chân xám ở rừng phòng hộ huyện Ba Tơ.
Sáng 15.12, Ban quản lý (BQL) Khu bảo tồn Khau Ca, Chi cục Kiểm lâm tỉnh phối hợp với Tổ chức Bảo tồn động, thực vật hoang dã Quốc tế (FFI) tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện quy định phối hợp quản lý và bảo vệ rừng giữa BQL Khu bảo tồn Khau Ca và UBND cấp xã. Tham dự có đại diện lãnh đạo Sở Ngoại vụ, Công an tỉnh, Chi cục Kiểm lâm tỉnh, Hạt Kiểm lâm huyện Quản Bạ, Vị Xuyên, Bắc Mê…
Theo trang thông tin của Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, đây là vùng sống quan trọng của voọc chà vá chân xám đặc hữu của Việt Nam, tập trung khoảng 1/5 số lượng cá thể của loài. Voọc chà vá chân xám có tên khoa học là Pygathrix cinerea, phân biệt với voọc chà vá chân đỏ, voọc chà vá chân đen.
Qua gần 45 năm đã từng bị coi là tuyệt chủng trên trái đất, năm 2002, nhân loại hào hứng với thông tin ghi nhận được sự xuất hiện trở lại của một đàn vượn có đặc điểm thuộc loài vượn Mào đen phương Đông ở vùng rừng biên giới Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, Việt Nam và hạt Bang Lượng, địa khu Tĩnh Tây, Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây, Trung Quốc...
Từng là một thợ săn nhưng ông Lê Văn Hiên đã 'gác súng', gác lại lợi ích của bản thân và gia đình để tham gia bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn quần thể Voọc mông trắng. Ông vinh dự là người thứ hai của Việt Nam được Tổ chức Bảo tồn động, thực vật hoang dã quốc tế (FFI) tôn vinh là 'Anh hùng bảo tồn'.
Gần 30 năm làm nghề săn bắn, là một thợ săn kỳ cựu nổi tiếng trong vùng, nhưng gần 10 năm nay, ông Lê Văn Hiên, xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng (Hà Nam) quyết tâm 'gác súng', tự nguyện tham gia bảo tồn quần thể voọc mông trắng - động vật quý hiếm nằm trong danh sách 25 loại động vật nguy cấp nhất thế giới đang có nguy cơ tuyệt chủng. Ông vinh dự là người thứ hai của Việt Nam được Tổ chức Bảo tồn động, thực vật hoang dã quốc tế (FFI) tôn vinh là 'Anh hùng bảo tồn'.
Nhiều loài động vật tưởng như tuyệt chủng được các nhà khoa học tìm thấy trong năm 2020.
Nhờ sử dụng mồi nhử, các nhà khoa học đã bắt được các cá thể chuột chù voi Somalia tí hon ở Djibouti, sau hơn 50 năm loài này được cho là đã biến mất.
Loài chuột chù voi Somali nhỏ bé có chiếc mũi dài, chùm lông ở đuôi và đôi mắt to đã bị thất lạc 50 năm qua vừa được phát hiện vẫn sống khỏe mạnh ở Djibouti, châu Phi.
Xuân 2020 - Voọc mũi hếch là một trong những loài linh trưởng quý hiếm nhất trên thế giới và hiện còn khoảng 200 cá thể, chủ yếu sinh sống ở vùng rừng núi Hà Giang. Những năm qua, Tổ chức Bảo tồn động, thực vật hoang dã Quốc tế (FFI) đã phối hợp với Chi cục Kiểm lâm triển khai Dự án bảo tồn Voọc mũi hếch, giúp loài vật quý này thoát khỏi nguy cơ tuyệt chủng.
Voọc mũi hếch là một trong những loài linh trưởng quý hiếm nhất trên thế giới và là loài đặc hữu của Việt Nam. Một con số thống kê cho thấy, hiện trên thế giới chỉ còn khoảng 200 cá thể voọc mũi hếch, riêng ở nước ta đã có khoảng 180 cá thể. Vì vậy, vấn đề bảo vệ voọc mũi hếch trước nguy cơ bị tuyệt chủng đã được đặt ra, trong đó tỉnh Hà Giang cũng có nhiều biện pháp hữu hiệu.
Ngôi sao phim Titanic đã lên tiếng bác bỏ mọi cáo buộc của Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro cho rằng ông là nguyên nhân gây ra các vụ cháy rừng ở Amazon.
Một loài sinh vật nhỏ đầu trông giống một con hươu, phần thân giống chuột, đã mất tích gần 30 năm, vừa được bẫy ảnh chụp trong một khu rừng Việt Nam sau một cuộc tìm kiếm quyết liệt.