Bí quyết phòng đột quỵ của người Nhật khi trời trở lạnh

Thời tiết chuyển lạnh, số người bị đột quỵ, tai biến ngày một tăng cao, nhiều người đột ngột 'ra đi' dù mới chỉ 50 - 60 tuổi. Một nghiên cứu đã cho thấy rằng, khi nhiệt độ giảm 5 độ C, tỷ lệ đột quỵ sẽ tăng thêm 7%.

Trong thời điểm lạnh giá, nhiệt độ thay đổi thất thường, nguy cơ đột quỵ thường tiềm ẩn ở những người cao tuổi do lưu lượng máu qua não ở người già giảm rất thấp bởi xơ cứng động mạch, các chức năng khác của cơ thể suy yếu nên khó thích nghi với những thay đổi của thời tiết. Người cao tuổi lại thường có sẵn nhiều bệnh lý như tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, suy tim, xơ vữa động mạch, đái tháo đường... là những yếu tố làm tăng thêm nguy cơ đột quỵ não trong mùa lạnh.

Dưới thời tiết lạnh giá, mạch máu giảm tính đàn hồi, lòng mạch bị thu hẹp khiến lưu lượng máu đến não giảm so với bình thường. Mặt khác, các mạch máu dễ co lại làm tăng huyết áp, tăng áp lực trong lòng mạch. Với người đã có biến chứng xơ vữa động mạch hay cục máu đông, mạch máu dễ bị tắc, thậm chí có thể vỡ mạch máu dẫn đến xuất huyết não, đột quỵ với nguy cơ tử vong và các biến chứng vô cùng nặng nề.

Người cao tuổi. Người có tiền sử tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim mạch, kể cả tuổi còn trẻ. Những người có rối loạn mỡ máu, béo phì, lạm dụng rượu bia, thuốc lá… dễ bị đột quỵ tấn công. (Ảnh minh họa)

Người cao tuổi. Người có tiền sử tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim mạch, kể cả tuổi còn trẻ. Những người có rối loạn mỡ máu, béo phì, lạm dụng rượu bia, thuốc lá… dễ bị đột quỵ tấn công. (Ảnh minh họa)

Natto và Gạo đỏ: Tuyệt phẩm giúp phòng ngừa đột quỵ, giảm mỡ máu qua đúc kết nghìn năm của người Nhật

Đậu nành được dùng trong rất nhiều món ăn ở Nhật Bản, đậu nành có nhiều amino axit, sắt, canxi, protein và nhiều vi chất khác rất tốt để phòng bệnh. Natto - Món ăn được làm từ đậu nành lên men rất tốt cho sức khỏe được đa số người Nhật tin dùng cũng đã có hơn 2.000 năm lịch sử. Nhiều người tin rằng, ăn sáng bằng natto là cách tốt nhất để dồi dào sinh lực cho cả ngày, tốt cho sức khỏe, ngăn chặn bệnh tật và giúp sống lâu hơn.

Mặc dù nguyên liệu khá bình dị, song món ăn này lại cất giấu một loại enzym cực mạnh mang tên "Nattokinase". Nhiều nghiên cứu trên thế giới công nhận, Nattokinase có khả năng giúp làm tan sợi tơ huyết (fibrin) và cục máu đông mạnh gấp nhiều lần enzym nội sinh của cơ thể. Từ đó, ngăn chặn đến 80% nguy cơ đột quỵ do cục máu đông.

Nhật Bản không chỉ là "cái nôi" tìm ra Nattokinase phòng đột quỵ, mà còn tạo nên loại Nattokinase enzym chất lượng tốt hàng đầu làm "thước đo" cho các quốc gia khác. Hiện, Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA) đang quản lý 90% nguyên liệu Nattokinase cho thế giới và cấp chứng nhận chất lượng tiêu chuẩn cho 13 quốc gia khác.

Gạo đỏ lên men xuất hiện trong bữa ăn hàng ngày ở Nhật Bản đã nhiều thế kỷ nay. Ngoài nấu cơm, chúng còn được dùng làm bột màu ướp cá, ủ đồ uống, phomat... Cách làm khá cầu kỳ, phải lên men gạo đỏ (khô hạt) với loài nấm Monascus có sắc tố đỏ. Quá trình lên men này đã tạo ra hợp chất "monacolin" có công dụng hỗ trợ giảm mỡ máu, ức chế tổng hợp cholesterol xấu trong gan, giúp cản trở sự hấp thụ cholesterol trong ruột. Rất nghiên cứu chỉ rõ, men gạo đỏ có hiệu quả hỗ trợ giảm cholesterol xấu và triglycerides, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và gia tăng công dụng phòng đột quỵ lên nhiều lần.

Cả natto hay gạo đỏ đều mang đến những lợi ích không ngờ cho tim mạch, ngay cả khi sử dụng riêng rẽ. Song nếu kết hợp bộ đôi này trong cùng bữa ăn hay thành sản phẩm "2 trong 1", sẽ mang lại công dụng hiệp đồng cho người mắc bệnh mỡ máu, đột quỵ. Tại Nhật Bản, các sản phẩm "2 trong 1" chứa cả men gạo đỏ hỗ trợ giảm cholesterol máu và nattokinase hỗ trợ làm tan cục máu đông rất được người trên 50 tuổi nước này ưa chuộng.

Trong nước, bộ sản phẩm của DHG pharma được tin dùng 9 năm qua hiện là bộ sản phẩm đầu tiên và duy nhất tính đến nay được JNKA cấp dấu chứng nhận đảm bảo cho đạt tiêu chuẩn chất lượng Nhật Bản.

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/bi-quyet-phong-dot-quy-cua-nguoi-nhat-khi-troi-tro-lanh-n183913.html