Bia đá hơn 300 năm tuổi ghi danh các nhà khoa bảng 'đất danh hương'

Khu Văn Từ Thượng Phúc (Thường Tín, Hà Nội) còn lưu giữ 4 tấm bia đá hơn 300 năm tuổi, trong đó có 2 tấm bia ghi danh các nhà khoa bảng.

Văn Từ Thượng Phúc là nơi tôn vinh 68 nhà khoa bảng (đỗ Đại khoa-Tiến sĩ, của huyện Thượng Phúc nay là huyện Thường Tín) giai đoạn 1075-2015 và được ghi danh trên bia đá. Ban đầu Văn Từ Thượng Phúc được xây dựng tại tại xã An Duyên, tổng Tín An (nay thuộc thôn An Duyên, xã Tô Hiệu, huyện Thường Tín) vào năm Chính Hòa thứ 16 (năm 1695). Sau đó, đến năm Tân Mùi (1811), tường Văn Từ bị nước lũ cuốn trôi, một năm sau Hội Tư Văn của Văn Từ Thượng Phúc bàn tính, dời chuyển đồ thờ tự, văn bia… về thôn Văn Hội (nay thuộc xã Văn Bình, Thường Tín). Trong hình là hình ảnh khu Văn Từ Thượng Phúc được xây dựng, tu bổ hoàn thành vào năm 2019 từ nguồn vốn xã hội hóa.

Văn Từ Thượng Phúc là nơi tôn vinh 68 nhà khoa bảng (đỗ Đại khoa-Tiến sĩ, của huyện Thượng Phúc nay là huyện Thường Tín) giai đoạn 1075-2015 và được ghi danh trên bia đá. Ban đầu Văn Từ Thượng Phúc được xây dựng tại tại xã An Duyên, tổng Tín An (nay thuộc thôn An Duyên, xã Tô Hiệu, huyện Thường Tín) vào năm Chính Hòa thứ 16 (năm 1695). Sau đó, đến năm Tân Mùi (1811), tường Văn Từ bị nước lũ cuốn trôi, một năm sau Hội Tư Văn của Văn Từ Thượng Phúc bàn tính, dời chuyển đồ thờ tự, văn bia… về thôn Văn Hội (nay thuộc xã Văn Bình, Thường Tín). Trong hình là hình ảnh khu Văn Từ Thượng Phúc được xây dựng, tu bổ hoàn thành vào năm 2019 từ nguồn vốn xã hội hóa.

Khu chính diện của Văn Từ Thượng Phúc hiện nay được thiết kế gồm 3 gian như trước đây. Gian ngoài cùng là tiền tế nơi thờ đại thành chí thánh văn tuyên vương Khổng Tử. Tiếp đó là khu Thiêu hương ngoài trời (nơi có 4 bia đá) và cuối cùng là khu hậu cung nơi đặt ban thờ. Khi được xây mới vào năm 2019, ban thờ được phối 5 vị. (Ảnh: Mạnh Đoàn)

Khu chính diện của Văn Từ Thượng Phúc hiện nay được thiết kế gồm 3 gian như trước đây. Gian ngoài cùng là tiền tế nơi thờ đại thành chí thánh văn tuyên vương Khổng Tử. Tiếp đó là khu Thiêu hương ngoài trời (nơi có 4 bia đá) và cuối cùng là khu hậu cung nơi đặt ban thờ. Khi được xây mới vào năm 2019, ban thờ được phối 5 vị. (Ảnh: Mạnh Đoàn)

Trải qua hơn 300 năm, trong đó nhiều năm chiến tranh bom đạn ác liệt, các tấm bia đá của khu Văn Từ Thượng Phúc đã không còn. Đến nay, gian giữa là khu Thiêu hương này chỉ còn bốn bia đá, bên tay phải là một bia đá hình trụ ghi danh các nhà khoa bảng, một bia dẹt đặt trên lưng rùa ghi lại quá trình di dời bia và ở bên tay trái cũng tương tự vậy. Trong hình là ông từ Bùi Văn Tuấn, người trông nom khu di tích. (Ảnh: Mạnh Đoàn)

Trải qua hơn 300 năm, trong đó nhiều năm chiến tranh bom đạn ác liệt, các tấm bia đá của khu Văn Từ Thượng Phúc đã không còn. Đến nay, gian giữa là khu Thiêu hương này chỉ còn bốn bia đá, bên tay phải là một bia đá hình trụ ghi danh các nhà khoa bảng, một bia dẹt đặt trên lưng rùa ghi lại quá trình di dời bia và ở bên tay trái cũng tương tự vậy. Trong hình là ông từ Bùi Văn Tuấn, người trông nom khu di tích. (Ảnh: Mạnh Đoàn)

Trên bia đá có khắc chữ, theo thời gian có những dòng chữ bị phai mờ. (Ảnh: Mạnh Đoàn)

Trên bia đá có khắc chữ, theo thời gian có những dòng chữ bị phai mờ. (Ảnh: Mạnh Đoàn)

 Tấm bia được đặt trên lưng rùa, có dòng chữ được khắc ghi lại quá trình di dời Văn Từ Thượng Phúc khi xưa. (Ảnh: Mạnh Đoàn)

Tấm bia được đặt trên lưng rùa, có dòng chữ được khắc ghi lại quá trình di dời Văn Từ Thượng Phúc khi xưa. (Ảnh: Mạnh Đoàn)

Những nét chữ khắc ghi lại quá trình di dời về Văn Hội ngày nay. (Ảnh: Mạnh Đoàn)

Những nét chữ khắc ghi lại quá trình di dời về Văn Hội ngày nay. (Ảnh: Mạnh Đoàn)

Đi qua khu Thiêu hương là khu vực Hậu cung. Khác với Văn Từ Thượng Phúc khi xưa là trong khu Hậu cung chỉ có ban thờ, giờ đây sau khi được tu bổ, tôn tạo, nơi đây được phối thờ 5 vị hiền triết qua các thời Lê, Lý, Nguyễn gồm cụ Dương Chính, cụ Nguyễn Trãi, cụ Trần Trọng Liêu, cụ Dương Trực Nguyên và cụ Nguyễn Ý. (Ảnh: Mạnh Đoàn)

Đi qua khu Thiêu hương là khu vực Hậu cung. Khác với Văn Từ Thượng Phúc khi xưa là trong khu Hậu cung chỉ có ban thờ, giờ đây sau khi được tu bổ, tôn tạo, nơi đây được phối thờ 5 vị hiền triết qua các thời Lê, Lý, Nguyễn gồm cụ Dương Chính, cụ Nguyễn Trãi, cụ Trần Trọng Liêu, cụ Dương Trực Nguyên và cụ Nguyễn Ý. (Ảnh: Mạnh Đoàn)

Phía sau bức tượng danh nhân văn hóa thế giới, anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi là bức tường được xây dựng với nhiều viên gạch từ thuở Văn Từ Thượng Phúc xưa. (Ảnh: Mạnh Đoàn)

Phía sau bức tượng danh nhân văn hóa thế giới, anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi là bức tường được xây dựng với nhiều viên gạch từ thuở Văn Từ Thượng Phúc xưa. (Ảnh: Mạnh Đoàn)

Khác với Văn Từ xưa, Văn Từ Thượng Phúc hiện nay mở rộng thêm khu Tả vu và Hữu vu. Tại khu Tả vu có bức bia đá ghi danh 68 nhà khoa bảng xưa bằng tiếng Việt. (Ảnh: Mạnh Đoàn)

Khác với Văn Từ xưa, Văn Từ Thượng Phúc hiện nay mở rộng thêm khu Tả vu và Hữu vu. Tại khu Tả vu có bức bia đá ghi danh 68 nhà khoa bảng xưa bằng tiếng Việt. (Ảnh: Mạnh Đoàn)

 Kế bên cạnh đó là gian nhà có đặt mô hình tượng các nhà khoa bảng như mô phỏng thầy giáo làng khi xưa là cụ Nguyễn Phi Khanh thân sinh ra anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi. (Ảnh: Mạnh Đoàn)

Kế bên cạnh đó là gian nhà có đặt mô hình tượng các nhà khoa bảng như mô phỏng thầy giáo làng khi xưa là cụ Nguyễn Phi Khanh thân sinh ra anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi. (Ảnh: Mạnh Đoàn)

Hình ảnh cụ Lý Tử Tấn ngồi coi thi và cuối cùng là cụ Ngô Hoan ngồi uống trà bình thơ. (Ảnh: Mạnh Đoàn)

Hình ảnh cụ Lý Tử Tấn ngồi coi thi và cuối cùng là cụ Ngô Hoan ngồi uống trà bình thơ. (Ảnh: Mạnh Đoàn)

Tại khu Hữu vu là gian có bia đá ghi danh một số nhà trí thức tiêu biểu huyện Thường Tín giai đoạn 1919-2021. Kế cạnh là gian nhà trưng bày bản đồ di tích các xã của huyện Thường Tín... (Ảnh: Mạnh Đoàn)

Tại khu Hữu vu là gian có bia đá ghi danh một số nhà trí thức tiêu biểu huyện Thường Tín giai đoạn 1919-2021. Kế cạnh là gian nhà trưng bày bản đồ di tích các xã của huyện Thường Tín... (Ảnh: Mạnh Đoàn)

Khuôn viên bên ngoài khu Văn Từ. Theo một cán bộ Phòng Văn hóa thông tin Huyện Thường Tín, khu Văn Từ Thượng Phúc là nơi linh thiêng, đi kèm với đó là nhiều câu chuyện tâm linh. Ví như khi xưa việc di dời Văn Từ đến thôn Văn Hội là bởi vì địa điểm nơi đây giống như con rồng uốn quanh làng. Công trình Văn Từ Thượng Phúc được hoàn thành vào tháng 1/2021 và sau đó, Ủy ban Nhân dân huyện đã ra Nghị quyết lấy ngày mùng 9 tháng giêng hằng năm là ngày tổ chức lễ hội khai bút và tôn vinh các nghệ nhân làng nghề cấp huyện.(Ảnh: Mạnh Đoàn)

Khuôn viên bên ngoài khu Văn Từ. Theo một cán bộ Phòng Văn hóa thông tin Huyện Thường Tín, khu Văn Từ Thượng Phúc là nơi linh thiêng, đi kèm với đó là nhiều câu chuyện tâm linh. Ví như khi xưa việc di dời Văn Từ đến thôn Văn Hội là bởi vì địa điểm nơi đây giống như con rồng uốn quanh làng. Công trình Văn Từ Thượng Phúc được hoàn thành vào tháng 1/2021 và sau đó, Ủy ban Nhân dân huyện đã ra Nghị quyết lấy ngày mùng 9 tháng giêng hằng năm là ngày tổ chức lễ hội khai bút và tôn vinh các nghệ nhân làng nghề cấp huyện.(Ảnh: Mạnh Đoàn)

Mạnh Đoàn

Nguồn Giáo Dục VN: https://giaoduc.net.vn/bia-da-hon-300-nam-tuoi-ghi-danh-cac-nha-khoa-bang-dat-danh-huong-post233127.gd