Biến chứng nguy hiểm của hẹp khí quản, cách điều trị và phòng ngừa

Hẹp khí quản là khi đường kính của khí quản, ống dẫn khí chính từ cổ họng đến phổi bị thu hẹp. Hẹp khí quản có thể do bẩm sinh, do nhiễm trùng, chấn thương... Đây là căn bệnh gây ra nhiều triệu chứng nguy hiểm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng sống của người bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh lý hẹp khí quản

Nội dung

Nguyên nhân gây bệnh lý hẹp khí quản

Triệu chứng hẹp khí quản

Biến chứng của bệnh hẹp khí quản

Hẹp khí quản điều trị thế nào?

Phòng ngừa bệnh hẹp khí quản được không?

Có nhiều nguyên nhân gây ra hẹp khí quản, gồm:

Đặt nội khí quản: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây hẹp khí quản.
Phẫu thuật khí quản: Cắt bỏ một phần khí quản do ung thư, chấn thương,… có thể dẫn đến sẹo hẹp.

Một số các nguyên nhân ít gặp hơn:

Hẹp khí quản bẩm sinh: Một số trẻ em sinh ra đã có khí quản bị hẹp do bất thường bẩm sinh.
Khối u lành tính hoặc ác tính xâm lấn khí quản.

Nhiễm trùng: Viêm thanh quản, khí quản do vi khuẩn, virus … có thể dẫn đến sẹo hẹp.
Biến chứng sau xạ trị vùng đầu mặt cổ.

Hẹp khí quản là khi đường kính của khí quản, ống dẫn khí chính từ cổ họng đến phổi bị thu hẹp.

Hẹp khí quản là khi đường kính của khí quản, ống dẫn khí chính từ cổ họng đến phổi bị thu hẹp.

Triệu chứng hẹp khí quản

Triệu chứng hẹp khí quản bao gồm:

Ho, đặc biệt là ho khan.
Chứng xanh tím biểu hiện ở da và niêm mạc mũi, miệng.
Khó thở, nhất là khi gắng sức.
Khò khè, tiếng thở rít.
Tức ngực.
Mệt mỏi.
Nói khàn giọng, khó nuốt.
Thường xuyên có những đợt nhiễm trùng đường hô hấp trên tái đi tái lại hoặc viêm phổi.

Biến chứng của bệnh hẹp khí quản

Hẹp khí quản có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như:

Suy hô hấp: Sẹo hẹp nặng có thể dẫn đến suy hô hấp, đe dọa tính mạng.
Nhiễm trùng đường hô hấp: Sẹo hẹp tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus phát triển, gây nhiễm trùng đường hô hấp.
Giảm chất lượng cuộc sống: Khó thở, ho, mệt mỏi do sẹo hẹp khí quản ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Hẹp khí quản điều trị thế nào?

Nong khí quản: Sử dụng bóng hoặc stent để nong rộng chỗ hẹp khí quản
Phẫu thuật: Cắt bỏ đoạn khí quản bị hẹp và nối lại bằng đoạn khí quản Ghép khí quản.
Đặt stent khí quản: Đặt stent kim loại hoặc silicon vào khí quản để giữ cho đường thở thông thoáng.
Hỗ trợ điều trị bằng thuốc: Sử dụng thuốc giãn phế quản, chống viêm, chống đông,… để hỗ trợ điều trị.

Phòng ngừa bệnh hẹp khí quản được không?

Để phòng ngừa bệnh hẹp khí quản, người bệnh cần thay đổi lối sống tích cực bằng cách ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tập thể dục thường xuyên, cai thuốc lá, thuốc lào; Tránh các yếu tố nguy cơ như: hạn chế thời gian đặt nội khí quản, lựa chọn kích thước ống nội khí quản phù hợp, kiểm soát tốt các bệnh lý nền.

Khi mắc các bệnh lý đường hô hấp như viêm thanh quản, khí quản cần điều trị kịp thời.

BS Anh Tuấn

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/bien-chung-nguy-hiem-cua-hep-khi-quan-cach-dieu-tri-va-phong-ngua-169240629224014129.htm