Biến đồ phế thải thành 'vàng', ông lão đút túi hàng trăm triệu/năm
Thứ phế liệu này ở Việt Nam cũng có rất nhiều, bạn hoàn toàn có thể tận dụng chúng để gia tăng thu nhập.
Biến đồ phế thải thành "mỏ vàng"
Vụn gỗ tưởng chừng là những mảnh vụn vô dụng lại đang trở thành "mỏ vàng" cho những ai biết cách khai thác. Việc tái sử dụng phế liệu không chỉ giúp giảm thiểu rác thải, góp phần bảo vệ môi trường mà còn mang lại nguồn thu nhập béo bở.
Một cụ ông họ Lý ở Trunng Quốc khi đang chặt cây lấy gỗ bỗng tình cờ phát hiện ra cơ hội kinh doanh từ vụn gỗ này. Hóa ra, thứ gỗ phế liệu này có thể dùng làm nhiên liệu sinh khối - mặt hàng vốn có nhu cầu lớn trên thị trường.
Chẳng hạn, tại vùng quê mà ông Lý sinh sống, nhiều hộ nông dân thường dùng chúng làm củi đốt để nấu cơm hoặc sưởi ấm vào mùa đông. Ngoài ra, tại các nhà máy điện sinh học, lò đốt nhiên liệu sinh khối, nhu cầu về mặt hàng này cũng rất cao.
Vì vậy, ông Lý quyết định dấn thân vào lĩnh vực kinh doanh vụn gỗ. Ông đầu tư một chiếc máy nghiền gỗ, bắt đầu thu mua gỗ vụn từ người dân trong thôn với giá chỉ 0,4 NDT (hơn 1.300đ)/kg và tiến hành gia công. Với người dân ở nông thôn, đặc biệt là vùng sâu vùng xa, khi những căn nhà cũ bằng gỗ bị dỡ bỏ, phần gỗ vụn bị coi là không có giá trị sử dụng, vì vậy việc đem bán cho những người thu mua như ông Lý có thể giúp người dân kiếm thêm được phần nào thu nhập.
Vụn gỗ sau khi gia công không chỉ cải thiện hiệu quả đốt cháy mà còn góp phần giảm ô nhiễm ra môi trường.
Theo thời gian, công việc kinh doanh của ông ngày càng phát triển. Ông không chỉ thu mua gỗ trong làng mà còn thu hút người dân từ các làng lân cận đến bán vụn gỗ. Hiện tại, thu nhập hàng năm của ông đã đạt đến 100.000 NDT (341 triệu đồng).
Một nông dân khác họ Trương tại Trung Quốc thậm chí còn kiếm được hàng trăm nghìn NDT/năm nhờ tái chế gỗ vụn thành nhiều mặt hàng đa dạng.
Anh Trương cho biết, gỗ vụn có thể gia công thành rương gỗ để đựng các loại máy móc, làm thành ván ép, làm bột gỗ, mùn cưa, v.v. Bên cạnh đó, gỗ vụn cũng có thể gia công thành gỗ tấm và bán cho các xưởng chế tạo giấy để làm giấy vệ sinh.
Cũng theo anh Trương tiết lộ, lợi nhuận từ việc kinh doanh vụn gỗ khá cao. Nhà máy của anh hiện có diện tích hơn 1 mẫu và có 5 công nhân làm việc. Thời gian đầu, anh Trương đã đầu tư hơn 200.000 NDT để sắm sửa trang thiết bị. Hiện tại, nếu làm tốt, anh có thể kiếm được đến 600.000 NDT (2 tỉ đồng). Còn thông thường, anh cũng có thể kiếm được từ 300.000 - 400.000 NDT (1 - 1,3 tỉ đồng)/năm.