Các nhà khoa học Nga phát triển máy in sinh học 3D để hồi phục vết thương khó lành
Các nhà khoa học tại Đại học Sechenov thuộc Bộ Y tế Nga đang phát triển máy in sinh học cầm tay có thể thay thế cho một ca ghép da thông thường để điều trị vết thương khó lành.
Các chuyên gia của Bệnh viện Da liễu Rakhmanov, Viện Y học Tái tạo và Trung tâm Thiết kế Điện tử Sinh học thuộc Đại học Sechenov đang phát triển máy in sinh học cầm tay Biogan. Máy in này có thể in da sinh học để điều trị vết loét khó lành, kể cả vết loét do tiểu đường.
Để kiểm tra hệ thống, các nhà khoa học có kế hoạch tiến hành các thí nghiệm trên heo mini.
Các nhà phát triển giải thích rằng, thiết bị được tạo ra là một tổ hợp phần cứng được sử dụng để đưa lên bề mặt vết thương mực in sinh học.
Bản thân mực in sinh học bao gồm hai thành phần chính được lưu trữ trong các hộp mực riêng biệt. Hộp mực đầu tiên chứa hydrogel dựa trên gelatin và các tế bào của bệnh nhân được thêm vào. Hộp mực thứ hai chứa các tác nhân liên kết chéo giúp đẩy nhanh quá trình đông đặc hydrogel.
Sau khi đưa lên bề mặt vết thương, hydrogel tiếp xúc với tia cực tím để nó cứng lại và không thoát ra khỏi vết thương, sau đó tiếp xúc với tia hồng ngoại để kích thích sự phát triển của tế bào.