Biến đổi khí hậu khiến hố tử thần xuất hiện ngày càng nhiều

Vụ nổ khí methane hồi năm 2020 đã để lại một hố sâu khổng lồ trên mặt đất. Đây là 'hố tử thần' thứ 17 được tìm thấy trên các bán đảo Yamal và Gyda ở vùng Bắc Cực.

 Vụ nổ khí methane lớn làm rung chuyển vùng Siberia băng giá hồi năm 2020 đã để lại một hố sâu khổng lồ trên mặt đất. Đây là "hố tử thần" thứ 17 được tìm thấy trên các bán đảo Yamal và Gyda ở vùng Bắc Cực thuộc Nga.

Vụ nổ khí methane lớn làm rung chuyển vùng Siberia băng giá hồi năm 2020 đã để lại một hố sâu khổng lồ trên mặt đất. Đây là "hố tử thần" thứ 17 được tìm thấy trên các bán đảo Yamal và Gyda ở vùng Bắc Cực thuộc Nga.

"Chiếc hố được bảo quản đặc biệt tốt, lớp nước trên mặt đất chưa tích tụ xuống bề mặt bên trong hố, cho phép chúng tôi nghiên cứu hố trong tình trạng nguyên vẹn", ông Evgeny Chuvilin - chuyên gia đến từ Viện Khoa học và Công nghệ Skolkovo, cho biết.

"Chiếc hố được bảo quản đặc biệt tốt, lớp nước trên mặt đất chưa tích tụ xuống bề mặt bên trong hố, cho phép chúng tôi nghiên cứu hố trong tình trạng nguyên vẹn", ông Evgeny Chuvilin - chuyên gia đến từ Viện Khoa học và Công nghệ Skolkovo, cho biết.

Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học có thể dùng máy bay không người lái vào một hố sâu 10-15 m trong lòng đất. Công nghệ này cho phép chụp lại không gian dưới lòng đất nơi khí methane tích tụ.

Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học có thể dùng máy bay không người lái vào một hố sâu 10-15 m trong lòng đất. Công nghệ này cho phép chụp lại không gian dưới lòng đất nơi khí methane tích tụ.

Dựa vào số ảnh mà máy bay ghi được, các nhà khoa học xây dựng được mô hình 3D của chiếc hố. Mô hình dựng lại cho thấy hố có độ sâu khoảng 30 m.

Dựa vào số ảnh mà máy bay ghi được, các nhà khoa học xây dựng được mô hình 3D của chiếc hố. Mô hình dựng lại cho thấy hố có độ sâu khoảng 30 m.

Họ đã phát hiện ra có khoảng trống như những hang động nhỏ ở phần dưới cùng của hố khổng lồ. Điều này xác nhận giả thuyết rằng khí methane tích tụ bên trong các khoang trống dưới lớp băng, từ đó tạo ra những khoảng trồi lên trên mặt đất.

Họ đã phát hiện ra có khoảng trống như những hang động nhỏ ở phần dưới cùng của hố khổng lồ. Điều này xác nhận giả thuyết rằng khí methane tích tụ bên trong các khoang trống dưới lớp băng, từ đó tạo ra những khoảng trồi lên trên mặt đất.

Khí methane tích tụ đã đẩy đất phía trên lên cao dần. Tới thời điểm lượng khí methane đã tích tụ đủ sẽ tạo ra một vụ nổ lớn, thổi bay đất và băng đá bên trên, để lại chiếc hố khổng lồ.

Khí methane tích tụ đã đẩy đất phía trên lên cao dần. Tới thời điểm lượng khí methane đã tích tụ đủ sẽ tạo ra một vụ nổ lớn, thổi bay đất và băng đá bên trên, để lại chiếc hố khổng lồ.

Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguồn gốc của khí methane. Có thể nguồn khí này đến từ các tầng sâu hơn trong lòng đất, từ lớp đất gần bề mặt hơn hoặc kết hợp từ cả hai nguồn này.

Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguồn gốc của khí methane. Có thể nguồn khí này đến từ các tầng sâu hơn trong lòng đất, từ lớp đất gần bề mặt hơn hoặc kết hợp từ cả hai nguồn này.

Lớp băng vĩnh cửu ở Siberia là một hồ chứa khí methane khổng lồ, loại khí nhà kính này có tác động tồi tệ hơn nhiều so với carbon dioxide khiến Trái đất nóng lên.

Lớp băng vĩnh cửu ở Siberia là một hồ chứa khí methane khổng lồ, loại khí nhà kính này có tác động tồi tệ hơn nhiều so với carbon dioxide khiến Trái đất nóng lên.

Lớp băng vĩnh cửu giống như cái nắp đậy ngăn khí methane thoát ra bên ngoài. Khi nhiệt độ mùa hè ở khu vực Bắc Cực ngày càng cao, lớp băng vĩnh cửu dần bị mài mỏng khiến khí mathane dễ dàng thoát ra hơn.

Lớp băng vĩnh cửu giống như cái nắp đậy ngăn khí methane thoát ra bên ngoài. Khi nhiệt độ mùa hè ở khu vực Bắc Cực ngày càng cao, lớp băng vĩnh cửu dần bị mài mỏng khiến khí mathane dễ dàng thoát ra hơn.

Một số chuyên gia ước tính khu vực dưới lớp băng vĩnh cửu chứa lượng khí carbon lớn gấp hai lần so với toàn bộ bầu khí quyển Trái Đất. Do đó, khu vực Siberia có vai trò cực kỳ quan trọng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Một số chuyên gia ước tính khu vực dưới lớp băng vĩnh cửu chứa lượng khí carbon lớn gấp hai lần so với toàn bộ bầu khí quyển Trái Đất. Do đó, khu vực Siberia có vai trò cực kỳ quan trọng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Tác động tiêu cực đầu tiên là Trái đất đã nóng sẽ càng nóng hơn trong tương lai. Lớp băng tan để khí carbon thoát ra ngoài, đẩy nhanh quá trình ấm lên của Trái đất. Ngoài carbon, khí metan cũng được giải phóng vào bầu khí quyển, gây ra nguy cơ nóng lên mạnh hơn hàng chục lần.

Tác động tiêu cực đầu tiên là Trái đất đã nóng sẽ càng nóng hơn trong tương lai. Lớp băng tan để khí carbon thoát ra ngoài, đẩy nhanh quá trình ấm lên của Trái đất. Ngoài carbon, khí metan cũng được giải phóng vào bầu khí quyển, gây ra nguy cơ nóng lên mạnh hơn hàng chục lần.

Những hố chứa khí methane là một dấu hiệu đáng lo ngại cho thấy vùng cực Bắc của Trái đất đang trải qua những biến đổi to lớn. Những thay đổi này bao gồm băng trên bề mặt biến mất, sự hình thành và biến mất của nhiều hồ nước, cùng sự xói mòn của nhiều bờ sông.

Những hố chứa khí methane là một dấu hiệu đáng lo ngại cho thấy vùng cực Bắc của Trái đất đang trải qua những biến đổi to lớn. Những thay đổi này bao gồm băng trên bề mặt biến mất, sự hình thành và biến mất của nhiều hồ nước, cùng sự xói mòn của nhiều bờ sông.

Thùy Dung

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/bien-doi-khi-hau-khien-ho-tu-than-xuat-hien-ngay-cang-nhieu-1503401.html