Biến thể đặc biệt của tàu tên lửa Molniya Hải quân Việt Nam đang dùng

Biến thể tàu tên lửa Molniya này có thiết kế tổng thể hoàn toàn khác biệt so với các tàu tên lửa Molniya đang được Hải quân Việt Nam, Ấn Độ và Turkmenista sử dụng, trong đó nổi bật nhất là thiết kế thượng tầng.

Nhà máy đóng tàu Vympel của Nga đã lần đầu tiên giới thiệu mô hình thiết kế mới nhất của tàu tên lửa Molniya thuộc Project 12418 vào năm 2018. Đây cũng là lần đầu tiên sau gần 10 năm nhà máy Vympel cho ra đời phiên bản nâng cấp của Project 12418. Nguồn ảnh: bastion-karpenko.

Nhà máy đóng tàu Vympel của Nga đã lần đầu tiên giới thiệu mô hình thiết kế mới nhất của tàu tên lửa Molniya thuộc Project 12418 vào năm 2018. Đây cũng là lần đầu tiên sau gần 10 năm nhà máy Vympel cho ra đời phiên bản nâng cấp của Project 12418. Nguồn ảnh: bastion-karpenko.

Biến thể tàu tên lửa Molniya này có thiết kế tổng thể hoàn toàn khác biệt so với các tàu tên lửa Molniya đang được Hải quân Việt Nam, Ấn Độ và Turkmenista sử dụng, trong đó nổi bật nhất là thiết kế thượng tầng của tàu. Nguồn ảnh: bastion-karpenko.

Biến thể tàu tên lửa Molniya này có thiết kế tổng thể hoàn toàn khác biệt so với các tàu tên lửa Molniya đang được Hải quân Việt Nam, Ấn Độ và Turkmenista sử dụng, trong đó nổi bật nhất là thiết kế thượng tầng của tàu. Nguồn ảnh: bastion-karpenko.

Theo đó cấu trúc của tàu Molniya được sắp xếp lại hoàn toàn với thiết kế rộng hơn cùng với các góc vát giúp tăng khả năng tàng hình, gọn gàng hơn so với nguyên bản. Và nhiều khả năng biến thể này sẽ được trang bị thêm các thiết bị tác chiến hàng hải mới. Nguồn ảnh: bastion-karpenko.

Theo đó cấu trúc của tàu Molniya được sắp xếp lại hoàn toàn với thiết kế rộng hơn cùng với các góc vát giúp tăng khả năng tàng hình, gọn gàng hơn so với nguyên bản. Và nhiều khả năng biến thể này sẽ được trang bị thêm các thiết bị tác chiến hàng hải mới. Nguồn ảnh: bastion-karpenko.

Biến thể tàu tên lửa Molniya mới có lượng giãn nước tối đa chỉ 540 tấn, dài 56 mét, bề ngang 10,2 mét và có mớn nước 3.65 mét. Thiết kế tổng thể của tàu cũng được tối giản tối đa so với các phiên bản trước đó, hệ thống vũ khí trên tàu cũng được bố trị lại. Nguồn ảnh: bastion-karpenko.

Biến thể tàu tên lửa Molniya mới có lượng giãn nước tối đa chỉ 540 tấn, dài 56 mét, bề ngang 10,2 mét và có mớn nước 3.65 mét. Thiết kế tổng thể của tàu cũng được tối giản tối đa so với các phiên bản trước đó, hệ thống vũ khí trên tàu cũng được bố trị lại. Nguồn ảnh: bastion-karpenko.

Cụm tổ hợp radar của tàu Molniya mới cũng được thiết kế lại gọn hơn khi không còn lắp đặt radar cảnh giới Pozitiv-ME phía trên đỉnh tháp, chỉ giữ lại radar dẫn bắn Garpun-Bal, radar kiểm soát hỏa lực pháo, radar hàng hải cùng hệ thống thiết bị gây nhiễu. Nguồn ảnh: bastion-karpenko.

Cụm tổ hợp radar của tàu Molniya mới cũng được thiết kế lại gọn hơn khi không còn lắp đặt radar cảnh giới Pozitiv-ME phía trên đỉnh tháp, chỉ giữ lại radar dẫn bắn Garpun-Bal, radar kiểm soát hỏa lực pháo, radar hàng hải cùng hệ thống thiết bị gây nhiễu. Nguồn ảnh: bastion-karpenko.

Hệ thống vũ khí trên tàu cũng có nhiều điểm thay đổi như: Pháo chính AK-176M được thay bằng loại AK-176MA hiện đại hơn và có thiết kế tàng hình. 4x4 bệ phóng KT-184 dùng cho tên lửa chống hạm Kh-35 Uran đặt dọc 2 bên thân tàu ở nguyên bản, được thay thế bằng 2x4 bệ phóng KT-184 đặt nằm ngang. Nguồn ảnh: bastion-karpenko.

Hệ thống vũ khí trên tàu cũng có nhiều điểm thay đổi như: Pháo chính AK-176M được thay bằng loại AK-176MA hiện đại hơn và có thiết kế tàng hình. 4x4 bệ phóng KT-184 dùng cho tên lửa chống hạm Kh-35 Uran đặt dọc 2 bên thân tàu ở nguyên bản, được thay thế bằng 2x4 bệ phóng KT-184 đặt nằm ngang. Nguồn ảnh: bastion-karpenko.

So với thiết kế tàu tên lửa Molniya đang hoạt động trong Hải quân Việt Nam, số tên lửa chống hạm Uran trên tàu Molniya được nhà máy Vympel giới thiệu từ năm 2018 đã giảm đi một nửa. Một số nguồn tin rằng 2 tàu Molniya Project 12418 thế hệ mới này sẽ được trang bị biến thể mới của tên lửa Kh-35 (Kh-35U) có tầm bắn được giới thiệu lên đến 260km. Nguồn ảnh: bastion-karpenko.

So với thiết kế tàu tên lửa Molniya đang hoạt động trong Hải quân Việt Nam, số tên lửa chống hạm Uran trên tàu Molniya được nhà máy Vympel giới thiệu từ năm 2018 đã giảm đi một nửa. Một số nguồn tin rằng 2 tàu Molniya Project 12418 thế hệ mới này sẽ được trang bị biến thể mới của tên lửa Kh-35 (Kh-35U) có tầm bắn được giới thiệu lên đến 260km. Nguồn ảnh: bastion-karpenko.

Hai pháo AK-630M nguyên bản được thay bằng 2 pháo AK-630M mới với thiết kế tháp pháo tàng hình. Đây cũng là lần đầu tiên thiết kế mới này của pháo AK-630M được lắp trên tàu chiến của Nga. Nguồn ảnh: bastion-karpenko.

Hai pháo AK-630M nguyên bản được thay bằng 2 pháo AK-630M mới với thiết kế tháp pháo tàng hình. Đây cũng là lần đầu tiên thiết kế mới này của pháo AK-630M được lắp trên tàu chiến của Nga. Nguồn ảnh: bastion-karpenko.

Theo đó tàu tên lửa Molniya Việt Nam được trang bị 16 tên lửa Kh-35 Uran-E, còn tàu của Nga chỉ vỏn vẹn 8 tên lửa. Nguồn ảnh: sdelanounas.ru.

Theo đó tàu tên lửa Molniya Việt Nam được trang bị 16 tên lửa Kh-35 Uran-E, còn tàu của Nga chỉ vỏn vẹn 8 tên lửa. Nguồn ảnh: sdelanounas.ru.

Với hệ thống vũ khí được trang bị, Molniya có khả năng vô hiệu hóa tàu chiến, tàu vận tải hay tàu đổ bộ có lượng giãn nước đầy tải lên tới 5.000 tấn của đối phương chỉ bằng một phát bắn duy nhất. Nếu khai hỏa một nửa cơ số đạn cho đúng một mục tiêu thì đủ sức đánh chìm khu trục hạm 10.000 tấn. Nguồn ảnh: sdelanounas.ru.

Với hệ thống vũ khí được trang bị, Molniya có khả năng vô hiệu hóa tàu chiến, tàu vận tải hay tàu đổ bộ có lượng giãn nước đầy tải lên tới 5.000 tấn của đối phương chỉ bằng một phát bắn duy nhất. Nếu khai hỏa một nửa cơ số đạn cho đúng một mục tiêu thì đủ sức đánh chìm khu trục hạm 10.000 tấn. Nguồn ảnh: sdelanounas.ru.

Video Hải quân Việt Nam làm chủ tàu chiến hiện đại Gepard, Molniya - Nguồn: QPVN

PV

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/bien-the-dac-biet-cua-tau-ten-lua-molniya-hai-quan-viet-nam-dang-dung-1421202.html