Biết gì về Kế hoạch chiến lược hạt nhân tuyệt mật của Mỹ?

Tổng thống Mỹ Joe Biden mới đây phê duyệt kế hoạch chiến lược hạt nhân với tên gọi 'Hướng dẫn triển khai hạt nhân' tập trung vào các mối đe dọa ngày càng tăng từ Trung Quốc và một số nước.

The New York Times tiết lộ kế hoạch tuyệt mật này lần đầu tiên tái định hướng chiến lược răn đe của Washington đối với việc mở rộng kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc. Việc thông báo cho Quốc hội Mỹ về việc sửa đổi này dự kiến sẽ được gửi trước khi ông Biden rời Nhà Trắng vào tháng 1/2025.

The New York Times tiết lộ kế hoạch tuyệt mật này lần đầu tiên tái định hướng chiến lược răn đe của Washington đối với việc mở rộng kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc. Việc thông báo cho Quốc hội Mỹ về việc sửa đổi này dự kiến sẽ được gửi trước khi ông Biden rời Nhà Trắng vào tháng 1/2025.

New York Times cho biết, Tổng thống Joe Biden đã bật đèn xanh cho kế hoạch hạt nhân chiến lược tuyệt mật vào tháng 3 năm nay, lần đầu tiên định hình lại chiến lược của Washington nhằm tập trung vào việc Trung Quốc mở rộng kho vũ khí hạt nhân của mình. Kế hoạch này cũng được cho là nhằm chuẩn bị cho Mỹ trước những thách thức hạt nhân có thể đến từ Trung Quốc, Nga và Triều Tiên.

New York Times cho biết, Tổng thống Joe Biden đã bật đèn xanh cho kế hoạch hạt nhân chiến lược tuyệt mật vào tháng 3 năm nay, lần đầu tiên định hình lại chiến lược của Washington nhằm tập trung vào việc Trung Quốc mở rộng kho vũ khí hạt nhân của mình. Kế hoạch này cũng được cho là nhằm chuẩn bị cho Mỹ trước những thách thức hạt nhân có thể đến từ Trung Quốc, Nga và Triều Tiên.

Tuy nhiên, Hiệp hội Kiểm soát Vũ khí có trụ sở tại Mỹ cho biết họ hiểu rằng chiến lược và chủ trương vũ khí hạt nhân của Washington vẫn giống như được mô tả trong văn bản "Đánh giá chủ trương hạt nhân" năm 2022 của chính quyền Biden và không có sự chuyển hướng nào từ Nga sang Trung Quốc. Giám đốc điều hành Hiệp hội kiểm soát vũ khí Daryl Kimball ước tính Trung Quốc có thể tăng quy mô kho vũ khí hạt nhân từ 500 lên 1.000 vào năm 2030, thì Nga hiện có khoảng 4.000 đầu đạn hạt nhân và vẫn là yếu tố chính thúc đẩy chiến lược hạt nhân của Mỹ.

Tuy nhiên, Hiệp hội Kiểm soát Vũ khí có trụ sở tại Mỹ cho biết họ hiểu rằng chiến lược và chủ trương vũ khí hạt nhân của Washington vẫn giống như được mô tả trong văn bản "Đánh giá chủ trương hạt nhân" năm 2022 của chính quyền Biden và không có sự chuyển hướng nào từ Nga sang Trung Quốc. Giám đốc điều hành Hiệp hội kiểm soát vũ khí Daryl Kimball ước tính Trung Quốc có thể tăng quy mô kho vũ khí hạt nhân từ 500 lên 1.000 vào năm 2030, thì Nga hiện có khoảng 4.000 đầu đạn hạt nhân và vẫn là yếu tố chính thúc đẩy chiến lược hạt nhân của Mỹ.

Nhà Trắng ngày 20/8 cũng cho biết kế hoạch chiến lược hạt nhân được Tổng thống Joe Biden phê duyệt trong năm nay không nhằm phản ứng trước một quốc gia hay mối đe dọa nào.

Nhà Trắng ngày 20/8 cũng cho biết kế hoạch chiến lược hạt nhân được Tổng thống Joe Biden phê duyệt trong năm nay không nhằm phản ứng trước một quốc gia hay mối đe dọa nào.

Phát ngôn viên Nhà Trắng Sean Savett nhấn mạnh: "Chính quyền Tổng thống Biden tương tự như 4 chính quyền trước đó, đã ban hành Đánh giá tình hình hạt nhân và Hướng dẫn lập kế hoạch triển khai vũ khí hạt nhân. Mặc dù văn bản cụ thể của hướng dẫn được phân loại, nhưng sự tồn tại của nó không phải là bí mật. Hướng dẫn được ban hành đầu năm nay không phải là phản ứng đối với bất kỳ thực thể, quốc gia hay mối đe dọa nào".

Phát ngôn viên Nhà Trắng Sean Savett nhấn mạnh: "Chính quyền Tổng thống Biden tương tự như 4 chính quyền trước đó, đã ban hành Đánh giá tình hình hạt nhân và Hướng dẫn lập kế hoạch triển khai vũ khí hạt nhân. Mặc dù văn bản cụ thể của hướng dẫn được phân loại, nhưng sự tồn tại của nó không phải là bí mật. Hướng dẫn được ban hành đầu năm nay không phải là phản ứng đối với bất kỳ thực thể, quốc gia hay mối đe dọa nào".

Tài liệu này không có bản sao điện tử và chỉ có một số bản cứng được phát cho các quan chức an ninh quốc gia và Lầu Năm Góc do tính chất nhạy cảm của nó. Ngay cả các thành viên Quốc hội Mỹ cũng không được tiếp cận đầy đủ các hướng dẫn, trong đó, nêu chi tiết phản ứng của Mỹ trong trường hợp một vụ tấn công hạt nhân xảy ra.

Tài liệu này không có bản sao điện tử và chỉ có một số bản cứng được phát cho các quan chức an ninh quốc gia và Lầu Năm Góc do tính chất nhạy cảm của nó. Ngay cả các thành viên Quốc hội Mỹ cũng không được tiếp cận đầy đủ các hướng dẫn, trong đó, nêu chi tiết phản ứng của Mỹ trong trường hợp một vụ tấn công hạt nhân xảy ra.

Trước đây, các quan chức cấp cao trong chính quyền của Tổng thống Mỹ từng ám chỉ đến sự thay đổi. Hồi tháng 6, ông Pranay Vaddi - Giám đốc tại Hội đồng An ninh Quốc gia đã phát biểu tại một hội nghị kiểm soát vũ khí rằng xét đến thực tế của kỷ nguyên hạt nhân mới, Tổng thống Joe Biden đã mở rộng chính sách để giải quyết các mối đe dọa hạt nhân do một số quốc gia đặt ra.

Trước đây, các quan chức cấp cao trong chính quyền của Tổng thống Mỹ từng ám chỉ đến sự thay đổi. Hồi tháng 6, ông Pranay Vaddi - Giám đốc tại Hội đồng An ninh Quốc gia đã phát biểu tại một hội nghị kiểm soát vũ khí rằng xét đến thực tế của kỷ nguyên hạt nhân mới, Tổng thống Joe Biden đã mở rộng chính sách để giải quyết các mối đe dọa hạt nhân do một số quốc gia đặt ra.

Ông Vaddi cho hay, Washington đang cân nhắc việc mở rộng kho vũ khí của mình để chống lại khả năng tấn công của các đối thủ. Điều này sẽ đánh dấu một sự thay đổi đáng kể so với thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh, khi Mỹ bắt đầu các nỗ lực ngoại giao để giảm kho dự trữ hạt nhân toàn cầu.

Ông Vaddi cho hay, Washington đang cân nhắc việc mở rộng kho vũ khí của mình để chống lại khả năng tấn công của các đối thủ. Điều này sẽ đánh dấu một sự thay đổi đáng kể so với thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh, khi Mỹ bắt đầu các nỗ lực ngoại giao để giảm kho dự trữ hạt nhân toàn cầu.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh ngày 21/8 bày tỏ quan ngại khi cho rằng, Mỹ đang tung ra câu chuyện về mối đe dọa hạt nhân của Trung Quốc, tìm lý do để đạt được lợi thế chiến lược. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao nói thêm rằng quy mô kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc “không hề ngang bằng với Mỹ”, nhấn mạnh rằng Bắc Kinh “tuân theo chính sách 'không sử dụng trước' vũ khí hạt nhân và luôn giữ khả năng hạt nhân ở mức tối thiểu cần thiết đối với an ninh quốc gia”. Bà nói rằng Trung Quốc “không có ý định tham gia vào bất kỳ hình thức chạy đua vũ trang nào” với các quốc gia khác. Chính Mỹ là nguồn gốc chính của các mối đe dọa hạt nhân và rủi ro chiến lược trên thế giới”, người phát ngôn lập luận. (Nguồn ảnh: US Navy, Getty, NY, radiomoldova, Arab News, The Japan Times).

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh ngày 21/8 bày tỏ quan ngại khi cho rằng, Mỹ đang tung ra câu chuyện về mối đe dọa hạt nhân của Trung Quốc, tìm lý do để đạt được lợi thế chiến lược. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao nói thêm rằng quy mô kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc “không hề ngang bằng với Mỹ”, nhấn mạnh rằng Bắc Kinh “tuân theo chính sách 'không sử dụng trước' vũ khí hạt nhân và luôn giữ khả năng hạt nhân ở mức tối thiểu cần thiết đối với an ninh quốc gia”. Bà nói rằng Trung Quốc “không có ý định tham gia vào bất kỳ hình thức chạy đua vũ trang nào” với các quốc gia khác. Chính Mỹ là nguồn gốc chính của các mối đe dọa hạt nhân và rủi ro chiến lược trên thế giới”, người phát ngôn lập luận. (Nguồn ảnh: US Navy, Getty, NY, radiomoldova, Arab News, The Japan Times).

Lý Thùy (Tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/biet-gi-ve-ke-hoach-chien-luoc-hat-nhan-tuyet-mat-cua-my-2024122.html