'Biểu tượng của tình đoàn kết' tại Sầm Sơn đã hoàn thành

Sau 2 năm thi công, tượng đài 'Con tàu tập kết ra Bắc' đã hoàn thành đúng dịp kỷ niệm 70 năm cán bộ, đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc.

Tượng đài "Con tàu tập kết ra Bắc" ở phường Quảng Tiến, TP Sầm Sơn (Thanh Hóa).

Tượng đài "Con tàu tập kết ra Bắc" ở phường Quảng Tiến, TP Sầm Sơn (Thanh Hóa).

Nhằm lưu giữ những giá trị lịch sử to lớn, để giáo dục truyền thống cách mạng và các tầng lớp Nhân dân, nguyện vọng của các cựu cán bộ, chiến sĩ và học sinh, tháng 8/2022, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức lễ khởi công dự án Khu lưu niệm đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc.

Khu lưu niệm được xây dựng gần cảng Lạch Hới, phường Quảng Tiến, TP Sầm Sơn. Đây là dự án có ý nghĩa lịch sử to lớn nhằm hướng tới Kỷ niệm 70 năm đón tiếp đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc (1954-2024).

Công trình tượng đài "Con tàu tập kết ra Bắc" sẽ là điểm thu hút du khách mỗi khi về với thành phố biển Sầm Sơn.

Công trình tượng đài "Con tàu tập kết ra Bắc" sẽ là điểm thu hút du khách mỗi khi về với thành phố biển Sầm Sơn.

Dự án thực hiện trên quy mô hơn 40.000 m2 do UBND TP Sầm Sơn làm chủ đầu tư. Công trình có tổng vốn gần 255 tỷ đồng, trong đó ngân sách tỉnh hỗ trợ 76 tỷ đồng, vốn ngân sách TP Sầm Sơn và các nguồn huy động xã hội hóa khác gần 180 tỷ đồng.

Công trình được xây dựng ngay cạnh cảng Lạch Hới, phường Quảng Tiến, TP Sầm Sơn.

Công trình được xây dựng ngay cạnh cảng Lạch Hới, phường Quảng Tiến, TP Sầm Sơn.

Khu lưu niệm được chia làm 3 phân khu, trong đó khu A rộng khoảng 13.600 m2 được coi là trung tâm với tượng đài hình con tàu và bức phù điêu lớn hình cánh cung.

Những bức phù điêu tái hiện cảnh đón tiếp cán bộ, chiến sĩ, đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc trong hạng mục tượng đài "Con tàu tập kết ra Bắc" đã hoàn thiện.

Những bức phù điêu tái hiện cảnh đón tiếp cán bộ, chiến sĩ, đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc trong hạng mục tượng đài "Con tàu tập kết ra Bắc" đã hoàn thiện.

Đây là công trình có ý nghĩa to lớn về giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ trẻ, là địa chỉ đỏ đối với cả nước nói chung, đồng bào, cán bộ, chiến sĩ miền Nam và Nhân dân tỉnh Thanh Hóa nói riêng.

Theo kế hoạch, vào lúc 18 giờ ngày 1/9/2024 sẽ diễn ra cầu truyền hình kỷ niệm 70 năm Hiệp định Giơnevơ và chuyến tàu tập kết (1954-2024). Sự kiện này sẽ được thực hiện truyền hình trực tiếp tại 3 điểm cầu là TP Hồ Chí Minh, Thanh Hóa và Đồng Tháp.

Công tác dọn vệ sinh tại hạng mục tượng đài "Con tàu tập kết ra Bắc".

Công tác dọn vệ sinh tại hạng mục tượng đài "Con tàu tập kết ra Bắc".

Ngày 25/9/1954, các chuyến tàu chở cán bộ, đồng bào và các cháu học sinh miền Nam đầu tiên cập cảng Lạch Hới, thị xã Sầm Sơn (nay là TP Sầm Sơn, Thanh Hóa). Trong 7 đợt (từ ngày 15/10/1954 đến 1/5/1955) đã có 1.869 thương, bệnh binh; 47.346 cán bộ; 5.922 học sinh, sinh viên và 1.443 gia đình tập kết tại tỉnh Thanh Hóa.

Phát huy truyền thống yêu nước và cách mạng, với tình cảm Bắc - Nam một nhà, tỉnh Thanh Hóa, thị xã Sầm Sơn đã khắc phục khó khăn, ra sức chuẩn bị cơ sở vật chất, lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết, tốt nhất để đón tiếp cán bộ, chiến sĩ, học sinh cùng nhiều gia đình cách mạng miền Nam tập kết như đón những người thân, với tình cảm ruột thịt "Nam - Bắc một nhà". Sự đón tiếp chu đáo, tận tình, tình cảm đằm thắm của đồng bào Sầm Sơn và tỉnh Thanh Hóa đã làm ấm lòng những người con miền Nam trên đất Bắc.

Những bức phù điêu tái hiện cảnh đón tiếp cán bộ, chiến sĩ, đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc trong hạng mục tượng đài "Con tàu tập kết ra Bắc" đã hoàn thiện.

Những bức phù điêu tái hiện cảnh đón tiếp cán bộ, chiến sĩ, đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc trong hạng mục tượng đài "Con tàu tập kết ra Bắc" đã hoàn thiện.

Hiền Thinh

Nguồn KTĐT: https://kinhtedothi.vn/bieu-tuong-cua-tinh-doan-ket-tai-sam-son-da-hoan-thanh.html