Bình đẳng quyền lợi trong phân phối và bán lẻ xăng dầu

Sáng 14/2, Bộ Công thương phối hợp với Liên đoàn thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Nghị định sửa đổi nghị định 95 và 83 về kinh doanh xăng dầu.

Hội thảo có sự tham dự của hơn 300 doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trong cả nước cùng đại diện các chuyên gia đến từ nhiều hiệp hội ngành hàng.

Qua thời gian thực hiện Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 83/2014, Nghị định 95/2021 có nhiều quy định về quản lý xăng dầu chưa phù hợp, đặc biệt là các quy định ở khâu bán lẻ dẫn đến doanh nghiệp thua lỗ trong thời gian dài, từ đó làm đứt gãy chuỗi cung ứng, thị trường bất ổn…Các doanh nghiệp cho rằng sửa đổi nghị định 95 cần giải quyết được sự phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp đầu mối, thương nhân phân phối và doanh nghiệp bán lẻ bởi hiện các DN bán lẻ mặc dù làm đại lý nhưng tự hạch toán doanh thu, lỗ lãi, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, không có chiết khấu cho khách dẫn đến mất khách hàng. Vì vậy, cần quy định chiết khấu vào công thức tính giá cơ sở như là một khoản chi phí lưu thông ở khâu bán lẻ một cách hợp lý để đảm bảo không có sự “Phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp”.

Theo đó, giá cơ sở cần phân chia cụ thể làm 3 khâu, mỗi khâu đều có chi phí kinh doanh (gồm: nhập khẩu; phân phối; bán lẻ) chi phí định mức dành riêng cho Cửa hàng bán lẻ xăng dầu tối thiểu là 3,5% x giá bán lẻ tại thời thời điểm bán ra.

Thực hiện : Hải Yến Anh Tuấn

Nguồn Quốc Hội TV: https://www.quochoitv.vn/binh-dang-quyen-loi-trong-phan-phoi-va-ban-le-xang-dau