Bình Định hướng tới phát triển bền vững nghề khai thác cá ngừ đại dương

Bình Định là địa phương đứng đầu cả nước về sản lượng khai thác cá ngừ đại dương với sản lượng khai thác bình quân đạt khoảng 14.000 tấn/năm, chiếm hơn 60% sản lượng cá ngừ đại dương cả nước.

Tuy nhiên, do công nghệ khai khác thô sơ và bảo quản vẫn còn thủ công nên chất lượng sản phẩm chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu cá ngừ nguyên con hiện nay. Nhằm nâng cao chất lượng cá ngừ đại dương, hướng đến gia tăng giá trị xuất khẩu, tỉnh Bình Định định hướng quy hoạch phát triển ngành Thủy sản giai đoạn đến năm 2025, trong đó khuyến khích thành lập tổ đội đoàn kết và nghiệp đoàn nghề cá đẩy mạnh khai thác xa bờ; tổ chức khai thác, bảo quản, thu mua, chế biến, xuất khẩu cá ngừ theo chuỗi do Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) hỗ trợ.

Vận chuyển cá ngừ đại dương ở cảng cá Tam Quan, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.

Vận chuyển cá ngừ đại dương ở cảng cá Tam Quan, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.

Ngư dân vận chuyển cá ngừ đại dương khai thác được tại cảng cá Tam Quan, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.

Ngư dân vận chuyển cá ngừ đại dương khai thác được tại cảng cá Tam Quan, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.

Sơ chế cá ngừ đại dương trước khi vận chuyển đi tiêu thụ ở cảng cá Tam Quan, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.

Sơ chế cá ngừ đại dương trước khi vận chuyển đi tiêu thụ ở cảng cá Tam Quan, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.

Hiện nay, cá ngừ đại dương của Bình Định chủ yếu xuất khẩu sản phẩm phi lê đông lạnh, sang thị trường các nước EU, Mỹ, Trung Quốc… với giá trị thấp hơn nhiều so với xuất khẩu nguyên con sang thị trường Nhật Bản để chế biến sashimi.

Hiện nay, cá ngừ đại dương của Bình Định chủ yếu xuất khẩu sản phẩm phi lê đông lạnh, sang thị trường các nước EU, Mỹ, Trung Quốc… với giá trị thấp hơn nhiều so với xuất khẩu nguyên con sang thị trường Nhật Bản để chế biến sashimi.

Vũ Sinh (TTXVN)

Nguồn Tin Tức TTXVN: https://baotintuc.vn/anh/binh-dinh-huong-toi-phat-trien-ben-vung-nghe-khai-thac-ca-ngu-dai-duong-20240826081238162.htm