Bình Định: Lợi ích từ việc phục hồi rừng ngập mặn

Nhận thấy vai trò to lớn của hệ sinh thái rừng ngập mặn, tỉnh Bình Định đã thực hiện nhiều giải pháp để phục hồi và phát triển rừng. Hiện, toàn tỉnh có gần 90ha rừng trồng mới tại các ao hồ nuôi trồng thủy sản bị bỏ hoang, vùng bãi bồi ven đầm Thị Nại và đầm Đề Gi, góp phần ngăn chặn tình trạng xâm thực, sạt lở và phục hồi hệ sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học; đồng thời tạo việc làm, thu nhập cho người dân vùng ven biển, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường.

Nhận thấy lợi ích từ việc phục hồi rừng ngập mặn, ông Nguyễn Ngọc Hải (trú xóm Cồn Chim, xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước) đã gắn bó và mưu sinh trong rừng ngập mặn trong nhiều năm. Đối với ông, rừng ngập mặn như “bức bình phong” chắn bão, gió giúp gia đình giữ được những ao nuôi thủy sản.

Trước đây, việc trồng rừng ngập mặn chỉ triển khai tại Khu sinh thái Cồn Chim, huyện Tuy Phước, sau đó đã mở rộng thêm trên các bãi triều ven đầm Thị Nại, đầm Đề Gi theo quy hoạch trồng rừng của tỉnh. Theo đó, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Định đã ươm thử nghiệm 6.000 cây giống mắm biển kết hợp triển khai trồng 2.100 cây đước để phục vụ cho công tác trồng rừng. Hiện, số lượng cây ngập mặn xung quanh các hồ nuôi trồng thủy sản trên đầm Thị Nại và đầm Đề Gi lên đến 1,5 triệu cây, với diện tích khoảng 1.000ha.

Để phục hồi, bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn rất cần sự nỗ lực chung tay phối hợp quản lý, bảo vệ của các cấp, các ngành, của chủ rừng và của chính cộng đồng dân cư sinh sống ven đầm.

Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!

Bảo Lâm

Nguồn Quốc Hội TV: https://www.quochoitv.vn/binh-dinh-loi-ich-tu-viec-phuc-hoi-rung-ngap-man-224210.htm